Một số sai lầm nên tránh khi bị tiêu chảy cấp nên chú ý

Đó là sai lầm trong nhận biết, chăm sóc người bệnh; sai lầm trong chế độ dinh dưỡng và thuốc điều trị.

Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần trong vòng 24 giờ tiêu chảy cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể do vi khuẩn vi-rút và ký sinh trùng tiêu chảy cấp là chứng bệnh phổ biến trên thế giới. Theo WHO, ước tính mỗi năm có khoảng 1,7 tỷ người mắc tiêu chảy cấp trên toàn cầu. Tiêu chảy cấp nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Sau đây là một số sai lầm nên tránh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị bệnh nhân bị tiêu chảy cấp:   

Sai lầm trong việc chăm sóc người bệnh, chậm phát hiện dấu hiệu mất nước nặng

Một trong những sai lầm nguy hiểm nhất là không nhận biết được mức độ mất nước của cơ thể khi bị tiêu chảy cấp, nhất là đối với trẻ em, những trường hợp mất nước nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tiêu chảy cấp ở trẻ em là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Theo Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 760.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy cấp trên toàn cầu. Cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu mất nước ở trẻ khi bị tiêu chảy cấp. Trẻ kích thích vật vã, hoặc li bì, lơ mơ, ít đáp ứng với kích thích bên ngoài, khóc có ít nước mắt, thở nhanh nông… là các triệu chứng biểu hiện tình trạng bệnh nặng, cần đưa vào viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. 

Khi chăm sóc người bị bệnh tiêu chảy cấp cần chú ý nhận biết dấu hiệu bệnh nặng

Khi chăm sóc người bị bệnh tiêu chảy cấp cần chú ý nhận biết dấu hiệu bệnh nặng

Khi chăm sóc người bị bệnh tiêu chảy cấp cần chú ý nhận biết dấu hiệu bệnh nặng, đặc biệt chú ý tới người già trẻ em người có bệnh mạn tính người có bệnh gây suy giảm miễn dịch Việc bù nước, điện giải sớm ngay từ đầu khi bị tiêu chảy có ý nghĩa quan trọng, làm hạn chế sự mất nước điện giải của cơ thể. Có thể dễ dàng mua được gói Oresol có bán tại các hiệu thuốc tây (có cả loại Oresol cho trẻ em), pha với nước theo hướng dẫn để sử dụng bằng đường uống.

Sai lầm về chế độ dinh dưỡng

Ăn thức ăn giàu chất béo: như thịt mỡ, bơ sữa pho mát… Đồ ăn giàu chất béo như thịt mỡ, nước sốt thịt, chất mỡ khó hấp thu và có thể gây đầy bụng làm cho tiêu chảy nặng nề hơn. Vì vậy, không nên sử dụng bơ, sữa pho mát vì là thực phẩm giàu chất béo, ngoại trừ sữa chua là một ngoại lệ vì trong sữa chua rất giàu Probiotics (hệ vi khuẩn đường ruột sống có lợi cho tiêu hóa), có thể giúp chấm dứt bệnh tiêu chảy sớm hơn. Khi bị rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy cấp, người bệnh nên ăn nhẹ, đơn giản, sử dụng thực phẩm dễ hấp thu như cháo thực phẩm cơ thể dễ dung nạp như bánh mỳ, bánh quy, thịt nạc khoai tây

Ăn thức ăn giàu chất béo như thịt mỡ, bơ, sữa, pho mát,... làm cho tiêu chảy nặng nề hơn

Ăn thức ăn giàu chất béo như thịt mỡ, bơ, sữa, pho mát,... làm cho tiêu chảy nặng nề hơn

Uống rượu cà phê: Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể bị mất nước, việc sử dụng rượu và cà phê sẽ làm cho tình trạng mất nước của cơ thể trở nên nặng nề hơn. Chính vì vậy người bệnh không nên sử dụng đồ uống như rượu bia và cà phê vì chúng có tính chất lợi tiểu.

Sử dụng một số loại thực phẩm chưa hợp lý: Nên tránh một số loại thực phẩm có thể gây đầy hơi như: cải bắp đậu tương và súp lơ hay một số loại thực phẩm đông lạnh Bên cạnh đó, cần tránh những thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm như thực phẩm trong tủ lạnh đã lấy ra để quá lâu, không rõ nguồn gốc, được bảo quản không đúng cách. Nếu nghi ngờ thực phẩm hỏng, không có chất lượng tốt thì tốt nhất không nên sử dụng.

Sai lầm trong dùng thuốc điều trị

Sai lầm này chủ yếu do người thân tự ý mua thuốc và sử dụng cho người bệnh. Một số thuốc cầm tiêu chảy có bán sẵn trên thị trường như Loperamid. Đây là loại thuốc này được chỉ định khi không có yếu tố nhiễm khuẩn và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn từ 1 đến 2 ngày. Khi có nhiễm trùng đường tiêu hóa xảy ra do các vi khuẩn như lỵ trực khuẩn (Shigella) thương hàn (Salmonella), phảy khuẩn tả (Vibrio Cholera)… thì việc tự ý sử dụng các thuốc để hạn chế tiêu chảy sẽ bất lợi do chúng hạn chế đào thải nguyên nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Chỉ cân nhắc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khi số lần đi ngoài quá nhiều mà việc bù nước không kịp thời, không đầy đủ.

Sai lầm tiếp theo là tự ý sử dụng thuốc kháng sinh (Chloramphenicol, Biseptol, Metronidazol…) trong điều trị tiêu chảy cấp tính có nguyên nhân là do vi-rút (Rotavius, Neurovirus...). Bởi lẽ, thuốc kháng sinh không có tác dụng đối vi-rút, lại có thể làm cho cơ thể mệt mỏi hơn... Vì vậy, khi trẻ hoặc người thân có tiêu chảy cấp, cần chú ý không được tùy tiện sử dụng thuốc, tốt nhất là đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám dùng thuốc theo đơn điều trị của bác sĩ./.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật