Một số thông tin cơ bản về sa trực tràng mà bạn nên biết

Sa trực tràng là bệnh được tạo nên bởi trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Đoạn ruột chui ra ngoài hạu môn bao gồm tất cả các lớp của thành trực tràng hay chỉ có niêm mạc trực tràng, cả trực tràng và hậu môn hay chỉ có trực tràng hoặc chỉ có hậu môn sa ra ngoài.

Triệu chứng sa trực tràng thường gặp

Những triệu chứng của sa trực tràng bao gồm:

+ Đi tiêu không thể kiểm soát nhiều mức độ, có thể chỉ có tiết dịch nhầy;

Đi tiêu không thể kiểm soát là triệu chứng của sa trực tràng

Đi tiêu không thể kiểm soát là triệu chứng của sa trực tràng

táo bón cũng được mô tả như buốt mót và tắc nghẽn đại tiện

+ Cảm giác bị sà xuống

chảy máu trực tràng

tiêu chảy và thói quen tiêu thất thường

Ban đầu, khối sa có thể nhô ra qua hậu môn chỉ khi đi đại tiện, rặn và trở lại như cũ ngay sau đó. Những lần tiếp theo, bạn cần phải đẩy khối sa về lại vị trí cũ, điều này có thể tiến triển thành sa mạn tính.

Khối sa trực tràng để lâu ngoài hậu môn có thể sẽ bị thủng

Khối sa trực tràng để lâu ngoài hậu môn có thể sẽ bị thủng

Sa trực tràng mạn tính được định nghĩa là sa tự phát khiến cho việc đi bộ, đứng lâu hohắt hơi trở nên khó khăn vì có thể khiến khối sa nhô ra ngoài. Mô của trực tràng mạn tính có thể trải qua các thay đổi bệnh lý như dày, loét và chảy máu.

Nếu khối sa bị mắc kẹt bên ngoài thắt hậu môn thì nó có thể bị nghẹt và có nguy cơ bị thủng. Lúc này, bạn sẽ cần phải phẫu thuật để điều trị bệnh nếu không thể tự xử lý. Phương pháp áp đường kết tinh trên mô trực tràng bị sa có thể làm giảm phù (sưng) và tạo thuận tiện hơn.

Nguyên nhân sa trực tràng

sa trực tràng thường do một số bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng hoặc nguyên nhân làm suy yếu cơ nâng hậu môn. Một số người yếu mạc ngang, màng bụng phần tiểu khung kéo dài và yếu dẫn đến bệnh sa trực tràng.

+ Trực tràng không dính vào thành bụng sau nên có thể di động dễ dàng, trượt xuống dưới và sa ra ngoài.

Sa trực tràng thường do một số bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng

Sa trực tràng thường do một số bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng

+ 25% số bệnh nhân sa trực tràng có tiền sử mổ các bệnh phụ khoa

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng sa trực tràng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nhất.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật