Nấm họng thanh quản và những điều mà bạn cần biết

Nấm họng thanh quản là một bệnh hay gặp ở các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm với thủ phạm chính là loài nấm candida. Bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh nhưng việc điều trị nấm họng thanh quản lại không hề đơn giản.

1. Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng nấm họng thanh quản thường là người bệnh thường ho kéo dài lúc đầu ho do phản ứng dị ứng của cơ thể với bào tử nấm xâm nhập Sau đó do viêm nhiễm, ho chuyển sang có đờm trắng đục rồi vàng xanh. Người bệnh ngứa họng, rát họng.

Triệu chứng nấm họng thanh quản

Triệu chứng nấm họng thanh quản

Khàn tiếng xuất hiện thường đột ngột, khi nói không phát ra âm sắc, chỉ nghe thấy phều phào. Triệu chứng nấm họng thanh quản này đôi khi xuất hiện sau đợt cảm cúm có sốt, ho hắt hơi chảy mũi. Các triệu chứng này thường không thuyên giảm khi sử dụng kháng sinh

Bác sĩ khám sẽ thấy niêm mạc họng ít đỏ, lưỡi rất bẩn và hôi, rất nhiều chất nhầy phủ khắp họng, đôi khi có giả mạc. Soi thanh quản thấy có giả mạc trắng xốp dày, dai, bám chắc trên bề mặt dây thanh, khi bóc tách dễ gây chảy máu hoặc giả mạc xám mủn giống như tổ chức hoại tử

Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách quệt lấy dịch ở vùng họng và lấy giả mạc ở thanh quản, soi tươi tìm bào tử nấm hoặc nuôi cấy. Trong một số trường hợp, cần sinh thiết để tìm tổn thương mô bệnh học.

2. Nguyên nhân nấm họng thanh quản

Nấm candida là nguyên nhân nấm họng thanh quản

Nấm candida là nguyên nhân nấm họng thanh quản

Nguyên nhân nấm họng thanh quản chủ yếu do nấm candida Niêm mạc vùng họng miệng, thanh quản thường có nấm candida sống hoại sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc khi thay đổi điều kiện sống tại chỗ (như mất cân bằng vi khuẩn do lạm dụng thuốc kháng sinh), nấm sẽ gây bệnh.

Nguyên nhân nấm họng thanh quản cũng do hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm nấm

3. Cách điều trị nấm họng thanh quản

Tùy theo mức độ bệnh sức đề kháng của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các thuốc điều trị riêng biệt. Dùng thuốc kháng sinh chống nấm toàn thân hoặc tại chỗ, hoặc phối hợp cả hai phương pháp (như dùng clotrimazol Nystatin amphotericin B, fluconazol...).

Cách điều trị bệnh nấm họng thanh quản

Cách điều trị bệnh nấm họng thanh quản

4. Cách phòng tránh bệnh

Hầu hết các chủng nấm hoại sinh trong đất và bệnh nấm không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác, trừ nấm candida và các loại nấm da dịch bệnh có thể bùng phát nhưng thường do tiếp xúc với môi trường chung.

Biện pháp phòng tránh nấm họng thanh quản chủ yếu là vệ sinh họng thường xuyên bằng các dung dịch kiềm để tránh sự thay đổi môi trường họng, thuận lợi cho sự phát triển của nấm, thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, sử dụng thuốc đúng và hợp lý.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật