Nguyên nhân bệnh sỏi mật chủ yếu xuất phát từ đường mật

Sỏi mật là một bệnh không hề xa lạ và không hiếm gặp. Vì những lý do rất đặc thù mà tỷ lệ sỏi mật ở người Việt và một số quốc gia vùng Nam Á có tỷ lệ rất cao.

Nguyên nhân bệnh sỏi mật

1. Mất cân bằng các thành phần trong dịch mật

Do quá dư thừa cholesterol:

Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự hình thành và phát triển của sỏi mật, thường xảy ra khi bạn có các bệnh lý tại gan hoặc cung cấp quá nhiều cholesterol trong chế độ ăn uống thường ngày.

Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol để tránh dư thừa

Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol để tránh dư thừa

- Suy giảm chức năng gan: dịch mật do gan sản xuất ra. Bình thường, trong dịch mật chứa acid mật và lecithin với một lượng vừa đủ để hòa tan cholesterol Nhưng nếu lá gan của bạn làm việc không tốt, tạo ra quá nhiều cholesterol hoặc ngược lại quá ít lecithin và acid mật, khi đó cholesterol sẽ không được hòa tan hết và lâu dần kết tụ lại thành sỏi.

- Chế độ ăn uống: Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều cholesterol trong chế độ ăn uống hàng ngày, cũng sẽ dẫn tới dư thừa cholesterol ở trong dịch mật và tạo nên sỏi.

Do có quá nhiều bilirubin ở trong dịch mật:

Các bệnh lý như thiếu máu tán huyết hay bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, sẽ làm cho các tế bào hồng cầu bị vỡ hàng loạt, dẫn đến giải phóng một lượng lớn bilirunbin, tích tụ ở trong dịch mật và hình thành nên sỏi sắc tố mật.

2. Giảm vận động đường mật

Ứ trệ đường mật cũng là nguyên nhân bệnh sỏi mật

Ứ trệ đường mật cũng là nguyên nhân bệnh sỏi mật

Khi quá lười vận động của đường mật lâu ngày sẽ khiến cho dịch mật của bạn bị ứ trệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần ở trong dịch mật lắng đọng và kết tụ thành sỏi. Sự giảm vận động của đường mật là nguyên nhân bệnh sỏi mật gặp ở trong một số trường hợp sau:

- Ít vận động, ngồi nhiều, thường gặp ở các nhân viên văn phòng.

- Có chế độ ăn kiêng khem quá mức, hoàn toàn vắng mặt chất béo trong một thời gian dài làm giảm các cơn co bóp của túi mật

- Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch dài ngày cũng gây bệnh sỏi mật.

- viêm túi mật mạn tính làm giảm chức năng co bóp của túi mật.

Viêm túi mật mạn tính cũng gây sỏi mật

Viêm túi mật mạn tính cũng gây sỏi mật

  • Sử dụng thuốc làm giảm co bóp cơ trơn như atropin, papaverin...

3. Nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng

Khi giun, sán phát triển ở đường ruột di chuyển vào đường mật, xác hoặc trứng của chúng sẽ trở thành nhân, tạo điều kiện để sắc tố mật và calci bám vào, hình thành nên sỏi. Đây là nguyên nhân thường gặp ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển do chế độ ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật