Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt mà không phải ai cũng hiểu rõ

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý của thiếu máu bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi như trẻ em trẻ tuổi dậy thì phụ nữ mang thai với nhiều nguyên nhân khác nhau Hôm nay qua bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt điển hình nhất.

Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

1. Cung cấp sắt thiếu

Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt này chủ yếu là do chế độ ăn thiếu sắt dinh dưỡng không đúng cách trẻ không bú sữa mẹ mà ăn sữa động vật, mẹ ăn kiêng khi đang cho con bú, (vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu tốt khoảng 49%, trong khi sắt trong sữa bò chỉ được hấp thu 10 %). 

Chế độ ăn thiếu sắt là nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

Chế độ ăn thiếu sắt là nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

Cho trẻ ăn dặm quá trễ hoặc cho trẻ ăn không đủ chất, cho trẻ ăn kiêng khi bị bệnh kéo dài. Trong bữa ăn hàng ngày thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Trẻ ăn bột nhiều và kéo dài (trong bột có acid phytic và các phosphat gây giảm hấp thu Fe).

2. Hấp thu sắt kém

Trẻ có thể mắc các bệnh lý của đường tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ sắt như: Giảm độ toan dạ dày suy dinh dưỡng ỉa chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thụ, dị dạng dạ dày - ruột, cắt dạ dày bệnh celiac, nhiễm giun sán cũng là nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

3. Mất sắt quá nhiều

Mất máu nhiều thường do các nguyên nhân chảy máu từ từ, mạn tính như các bệnh ở đường tiêu hoá (giun móc, loét dạ dày tá tràng polyp ruột, trĩ) chảy máu cam chảy máu sinh dục tiết niệu. Sắt chứa trong các tế bào máu đỏ, vì vậy nếu mất máu sẽ mất đi một số lượng sắt.

Chảy máu cam sẽ khiến cơ thể mất đi một số lượng sắt

Chảy máu cam sẽ khiến cơ thể mất đi một số lượng sắt

4. Nhu cầu sắt cao hơn lượng được cung cấp

Khi nhu cầu sắt tăng mà không được cung cấp sắt kịp thời, thường là giai đoạn cơ thể lớn nhanh, trẻ đẻ non, thấp cân, tuổi dậy thì, phụ nữ có thai... Lúc này sẽ rất dễ xảy ra thiếu máu.

Đối tượng dễ thiếu máu

+ Khi mang thai: Hầu hết phụ nữ thường không có đủ lượng sắt dự trữ, nhất là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở cả mẹ và con. 

+ Trẻ em thiếu cân và sinh non những trẻ dưới 5 tuổi cũng có nguy cơ bị thiếu máu rất cao. Do chế độ ăn hàng ngày của trẻ không cung cấp đầy đủ hay mất cân bằng các chất dinh dưỡng Bên cạnh đó, khi mang thai nguy cơ người mẹ thiếu máu khá cao nên sinh ra các thế hệ trẻ thiếu máu.

Trẻ sinh non là đối tượng dễ thiếu máu

Trẻ sinh non là đối tượng dễ thiếu máu

+ Đối với trẻ vị thành niên, đặc biệt là vào giai đoạn dậy thì, cơ thể các em đang phát triển rất nhanh nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là chất sắt để tạo máu. Các em gái tuổi dậy thì dễ bị thiếu máu thiếu sắt nếu sợ mập và ăn kiêng hoặc bị mất máu qua kinh nguyệt bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cho thấy lượng sắt từ bữa ăn của người Việt Nam chỉ thỏa mãn 30-50% nhu cầu về chất này.

+ Chế độ ăn uống thiếu hụt, thừa chất này, thiếu chất kia trong các bữa ăn hàng ngày, lứa tuổi vị thành niên cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều của chứng bệnh thiếu máu đặc biệt là nữ giới thường bị mất một lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt

Như vậy, có nhiều nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt, trong đó việc cung cấp chất sắt vào cơ thể trong vấn đề ăn uống là rất quan trọng. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống cho cả gia đình

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật