Nhiễm trùng đường mật là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Nhiễm trùng đường mật là gì?

Nhiễm trùng đường mật là một tình trạng viêm cấp tính của đường mật trong gan hoặc ngoài gan Bệnh có thể xảy ra do tắc nghẽn dịch mật kèm theo sự có mặt của các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong đường mật.

Nhiễm trùng đường mật là tình trạng viêm cấp tính

Nhiễm trùng đường mật là tình trạng viêm cấp tính

Triệu chứng thường gặp

Khi bị nhiễm trùng đường mật triệu chứng điển hình nhất là tam chứng charcot bao gồm: Đau hạ sườn phải sốt và vàng da

Tuy nhiên, tam chứng charcot không phải là dấu hiệu chung cho tất cả các trường hợp nhiễm trùng đường mật Một số đối tượng đặc biệt như trẻ em người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường các dấu hiệu thường không rõ ràng, khó nhận biết.

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Rối loạn tiêu hóa buồn nôn chán ăn sợ mỡ ăn uống không tiêu, đầy trướng…

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường mật

Vi khuẩn sống trong ruột E. Coli, Klebsiella, Streptococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa là tác nhân gây nhiễm trùng đường mật chủ yếu ký sinh trùng đường ruột Nếu giun, sán vô tình đi vào đường mật có thể trở thành tác nhân gây bệnh trực tiếp, hoặc kết hợp cùng với vi khuẩn làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nếu quá trình lưu thông của dịch mật trơn tru trong đường mật thì đây là một chất lỏng vô trùng. Sỏi mật từ lâu đã được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc nghẽn đường mật Bên cạnh đó hẹp đường mật bẩm sinh khối u cũng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường mật.

Bệnh gây đau hạ sườn phải và tiểu đường

Bệnh gây đau hạ sườn phải và tiểu đường

Điều trị nhiễm trùng đường mật

Mục tiêu khi điều trị nhiễm trùng đường mật bao gồm:

- Sử dụng kháng sinh để phòng chống nhiễm khuẩn

- Can thiệp hoặc phẫu thuật để điều trị tắc nghẽn đường mật

- Điều trị nâng cao sức khỏe thể trạng cho người bệnh kết hợp với kiểm soát triệu chứng

Người bệnh ngay khi nhập viện sẽ được cắm dịch truyền để cung cấp nước và điện giải, sau đó sử dụng kháng sinh toàn thân. Tốt nhất là nên cấy máu làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh, hoặc sử dụng kháng sinh.

Can thiệp bằng cách đặt stent đường mật, gắp sỏi… để khơi thông dòng chảy của dịch mật nên tiến hành trong vòng 36 - 48h giờ đầu hoặc cho những trường hợp không có sự cải thiện khi điều trị bằng nội khoa.

Phẫu thuật ngay lập tức được chỉ định nếu nghi ngờ hoại tử đường mật, hoặc rò rỉ dịch mật gây viêm phúc mạc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật