Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới và những thông tin cần thiết cho bạn

Phụ nữ có tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều hơn nam giới bởi do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn và ở gần với âm đạo và lỗ hậu môn Để hiểu rõ hơn về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới bạn hãy theo dõi bài viết sau của chúng tôi.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới

Nhiễm trùng đường tiết niệu (đường tiểu) (NTĐT) là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến một phần của đường tiết niệu Với trường hợp ảnh hưởng đến đường tiết niệu dưới thì được biết đến như là một nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang) và khi ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên được gọi là nhiễm trùng thận (viêm bể thận) Những triệu chứng của bệnh gây nên sự khó chịu cũng như phiền toái trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới do cấu tạo niệu đạo ở nữ

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới do cấu tạo niệu đạo ở nữ

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới

Cấu tạo niệu đạo: Do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nhiều so với của đàn ông đồng thời nằm gần hậu môn nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

+ Một số loại vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn gây bệnh như: S.epidermidis (tụ cầu da), S.saprophyticus (tụ cầu hoại sinh), lậu cầu, chlamydia mycoplasma hoặc nấm candida albicans. Chúng có thể vừa gây nhiễm trùng đường tiết niệu vừa gây nhiễm trùng đường sinh dục, đặc biệt là không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Một số thói quen khác như:

+ Thói quen nhịn tiểu, ngại đi tiểu của phụ nữ.

+ Uống ít nước.

quan hệ tình dục không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, quan hệ với người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

+ Dụng cụ y tế vô khuẩn hoặc tay của nhân viên y tế chưa được thực sự vô khuẩn gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu

Thói quen nhịn tiểu là một nguyên nhân gây bệnh

Thói quen nhịn tiểu là một nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới

Do bệnh được chia là hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính nênn triệu chứng của bệnh trong các giai đoạn có sự khác nhau:

Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện các biểu hiện như sốt tiểu buốt tiểu ra máu hoặc có mủ, buồn nôn và nôn.

Giai đoạn mạn tính: 

+ Trường hợp mạn tính thường hay đau thắt lưng và nhất là phía bên đường tiết niệu bị viêm nhiễm. 

+ Có thể bị đầy hơi chướng bụng tiểu dắt tiểu buốt, tiểu són, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây áp xe quanh thận, viêm bể thận và suy thận cấp tính hoặc bị nhiễm trùng máu. 

+ Những phụ nữ đang mang thai nếu bị có thể gây sảy thai sinh non hoặc gây nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ.

Bệnh ở phụ nữ mang thai dễ gây ra hiện sảy thai

Bệnh ở phụ nữ mang thai dễ gây ra hiện sảy thai

Các biện pháp phòng tránh

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục

+ Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục rửa và lau sạch bộ phận sinh dục từ trước ra sau.

+ Uống đủ lượng nước mỗi ngày khoảng từ 1 5 - 2 lít.

+ Không được nhịn tiểu trong điều kiện có thể đi tiểu.

Trên đây là những thông tin về nhiễm trùng đường tiết niệu mà bạn nên lưu ý. Tìm hiểu kỹ những nguyên nhân để có cách phòng tránh phù hợp. Đặc biệt, khi có những triệu chứng bệnh bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật