Những thông tin cơ bản về viêm đại tràng giả mạc mà có thể bạn chưa biết

Viêm đại tràng giả mạc còn gọi là viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh hoặc viêm đại tràng C difficile viêm ruột kết hợp với sự phát triển quá mức của vi khuẩn C difficile Viêm đại tràng giả mạc là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh.

Triệu chứng viêm đại tràng giả mạc

Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm đại tràng giả mạc là:

tiêu chảy ra nước hoặc thậm chí là ra máu, có mủ hoặc chất nhầy trong phân;

Đau quặn bụng là triệu chứng viêm đại tràng giả mạc

Đau quặn bụng là triệu chứng viêm đại tràng giả mạc

+ Đau quặn bụng,

+ Sốt,

buồn nôn

mất nước

Các triệu chứng viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu sau 1 - 2 ngày sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc kháng sinh hoặc cũng có thể vài tuần sau khi bạn hoàn thành một liệu trình thuốc kháng sinh

Ngoài những triệu chứng trên còn những triệu chứng viêm đại tràng giả mạc khác nữa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi một số vi khuẩn thường là C. Difficile sinh sôi vượt mức an toàn. Một số độc tố của C. difficile thường chỉ ở mức thấp và không gây nguy hại. Tuy nhiên, khi độc tố của C. difficile được tiết ra quá nhiều thì sẽ đủ để làm hỏng đại tràng.

Nguyên nhân viêm đại tràng giả mạc

Nguyên nhân viêm đại tràng giả mạc

Trong khi hầu hết các kháng sinh có thể gây viêm đại tràng giả mạc, một số kháng sinh có khả năng gây viêm đại tràng giả mạc cao hơn so với những loại khác, bao gồm:

+ Fluoroquinolones, như ciprofloxacin (Cipro) và levofloxacin (levaquin);

+ Penicillin, chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin;

clindamycin (Cleocin),

+ Cephalosporin, như cefixime (Suprax).

+ Không chỉ thuốc kháng sinh các loại thuốc khác đôi khi cũng có thể là nguyên nhân viêm đại tràng giả mạc.

Việc sử dụng hóa trị để điều trị ung thư có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của vi khuẩn ở đại tràng. Một số bệnh có ảnh hưởng đến ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng bệnh crohn cũng có thể ảnh hưởng gây viêm đại tràng giả mạc.

Bào tử C. difficile có khả năng kháng nhiều loại thuốc khử trùng thông thường và có thể truyền từ tay của chuyên viên chăm sóc y tế sang cho bệnh nhân. Báo cáo ghi nhận ngày càng có nhiều người bị nhiễm phải bào tử C. difficile, mặc dù họ không có nguy cơ mắc phải, không được chăm sóc y tế hay thậm chí là sử dụng kháng sinh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng giả mạc?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm đại tràng giả mạc, chẳng hạn như:

Điều trị thuốc kháng sinh là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng giả mạc

Điều trị thuốc kháng sinh là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng giả mạc

+ Điều trị kháng sinh,

+ Những người cao tuổi trên 65,

+ Người có hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc có bệnh đại tràng, như bệnh viêm ruột hoặc ung thư đại trực tràng

+ Trải qua phẫu thuật đường ruột,

+ Những người điều trị ung thư

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật