Những vấn đề các mẹ cần biết về hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là hạ đường huyết sơ sinh. Bệnh lý này được xác định khi Glucose huyết của trẻ dưới 2,6 mmol/L. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Hạ đường huyết có thể do giảm dự trữ Glycogen và hoặc tăng sử dụng glucose tăng insulin Có nhiều nguyên nhân:

Hạ đường huyết do tăng Insulin: Do thay đổi chuyển hóa của mẹ truyền đường thuốc trong thai kỳ hoặc do mẹ bị bệnh tiểu đường

Do di truyền bẩm sinh: Đột biến gen mã hóa sự điều hòa bài tiết insulin của tế bào Beta đảo tụy như gen ABCC8, KCNJ11, SUR1, Kir6.2...

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có thể là do di truyền bẩm sinh

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có thể là do di truyền bẩm sinh

+ Tăng insulin thứ phát: Hội chứng Beckwith-Wiedemann; Mẹ điều trị thuốc Terbutaline; Sau thay máu với lượng máu có nồng độ Glucose cao; khối u sản xuất Insulin (u đảo tụy), tăng sản tế bào Beta tiểu đảo; Trẻ to so với tuổi thai.

rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: Carbohydrate (rối loạn chuyển hóa đường galactose, không dung nạp đường fructose); Axit amin (bệnh siro niệu MSUD, bệnh nhiễm axit Methylmalonic máu); axit béo (rối loạn chuyển hóa carnitine, thiếu AcylCoA dehydrogenase). 

+ Rối loạn nội tiết: Thiếu hocmon tuyến yên/Glucagon/Cortisol/Adrenaline.

+ Đa hồng cầu hoặc mẹ sử dụng các thuốc chẹn beta như: labetalol propranolol

Đa hồng cầu hoặc mẹ sử dụng các thuốc chẹn beta

Đa hồng cầu hoặc mẹ sử dụng các thuốc chẹn beta

Dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh triệu chứng hạ đường huyết sẽ xuất hiện từ 3 - 48 giờ sau sinh, bao gồm các dấu hiệu sau:

+ Bé rung lên nhiều lần trong một thời gian ngắn thân nhiệt giảm nhanh, da dẻ nhợt nhạt, tím tái, tay chân lạnh.

+ Các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, nôn, đói cồn cào, khó chịu.

nhịp thở nhanh thở gấp, mạnh.

+ Trường hợp bệnh nặng bé có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thái vô ý thức hôn mê li bì.

Một trong những dấu hiệu là trẻ thở nhanh và gấp

Một trong những dấu hiệu là trẻ thở nhanh và gấp

Cách xử lý

+ Đối với những trẻ đẻ non 35 - 36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, các bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường (glucose 10%: 6 - 8mg/kg/phút).

+ Trẻ lớn khi phát hiện dấu hiệu hạ đường huyết cần được cho bú ngay. Với các bé thường xuyên bị hạ đường, mẹ nên cho con ăn nhiều bữa. Tránh để bé đói trong một thời gian dài.

Trường hợp trẻ đẻ non hoặc bệnh nặng bắt đầu truyền dung dịch đường (glucose 10%: 6 - 8mg/kg/phút). Những trẻ có biểu hiện hạ đường huyết cần tiêm tĩnh mạch glucose 10% (2 - 3ml/kg glucose 10% trong vòng 1 - 2 phút)

Thực thế cho thấy, 41% trường hợp hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở các bé sinh non, nhẹ cân dưới 2 5 kg. Chính vì vậy, bệnh có thể gây tác động nghiêm trọng đến thần kinh tổn thương não của trẻ sau này. Cho nên trẻ sơ sinh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật