Nhược thị là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị nhược thị

Nhược thị là gì?

Nhược thị là thị lực kém do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Não người đòi hỏi sự kích thích thị giác để phát triển đầy đủ. Bất cứ điều gì gây cản trở đến thị lực rõ ở một trong hai mắt từ lúc sanh ra cho đến 8 tuổi có thể gây nên chứng giảm thị lực

Nhược thị là tình trạng thị lực không phát triển hoàn thiện trong não

Nhược thị là tình trạng thị lực không phát triển hoàn thiện trong não

Não và Mắt phối hợp với nhau để tạo nên thị lực Mắt sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc Sau đó các tế bào của võng mạc kích hoạt tín hiệu thần kinh truyền dọc theo các dây thần kinh thị giác để tới não bộ. Nhược thị là một thuật ngữ y khoa được sử dụng khi thị lực của một bên mắt giảm do hoạt động không ăn khớp với não. Mắt nhìn có vẻ bình thường, nhưng vì nhiều lý do mà não hoạt động tích cực với mắt bên còn lại hơn. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là mắt lười.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng và dấu hiệu của nhược thị bao gồm mắt lé trong hoặc lé ngoài, hai mắt không hoạt động đồng bộ với nhau và sai lệch cảm nhận về độ sâu của ảnh.

Mặc dù nhược thị thường chỉ ảnh hưởng tới một mắt nhưng bệnh cũng có thể liên quan cả hai mắt. Đôi khi, nếu bạn không đi khám mắt, sẽ không thể phát hiện được bệnh.

Nguyên nhân gây nhược thị

Bất kỳ nguyên nhân nào làm cho mắt không hội tụ đúng mức đều gây ra bệnh. Nhược thị do sự sai lệch giữa hai mắt, được gọi là lé. Với lé, mắt có thể lệch vào trong hoặc ra ngoài. Đôi khi, nguyên nhân gây ra nhược thị là do phần trước mắt bị đục, gọi là đục thủy tinh thể

Nguyên nhân phổ biến của nhược thị là do một bên mắt mất khả năng hội tụ so với mắt còn lại. Nhược thị có thể xảy ra khi mắt bị cận thị viễn thị hoặc loạn thị Những thuật ngữ này đề cập đến khả năng hội tụ ánh sáng vào võng mạc của mắt.

Đục thủy tinh thể gây nhược thị

Đục thủy tinh thể gây nhược thị

Điều trị nhược thị

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhược thị?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu bạn nhận diện và điều trị nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt khi trẻ còn nhỏ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật