Phát hiện sớm để có phương án điều trị giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng, trừ khi bị chảy máu. Biểu hiện lâm sàng của giãn tĩnh mạch thực quản là nôn ra máu (ít hoặc ồ ạt).

Những biểu hiện này xuất hiện khi tĩnh mạch đã bị giãn ở mức cực đại, gây thủng hoặc vỡ tĩnh mạch làm chảy máu. Kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản thì người bệnh thường nôn ra máu hoặc phân có máu. Có shock trong trường hợp nghiêm trọng.

Có nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản việc chỉ định phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ bản là nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa mức độ đáp ứng của người bệnh...

Chiến lược điều trị cần ưu tiên phòng ngừa vỡ, giãn tĩnh mạch thực quản và phòng chảy máu trở lại bằng việc điều trị làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa và dùng các biện pháp tác động trực tiếp lên tĩnh mạch như tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su...

Dự phòng giãn tĩnh mạch thực quản

Cách phòng ngừa giãn tĩnh mạch thực quản hữu hiệu nhất là tiêm phòng các bệnh viêm gan chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý, lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh. Đối với người có nguy cơ cao như mắc bệnh gan cần khám thường xuyên để có biện pháp dự phòng biến chứng và giữ gan khỏe mạnh.

Đối với người khỏe mạnh, cần giảm nguy cơ viêm gan: bảo vệ bản thân bằng cách tiêm vaccin phòng viêm gan và sử dụng bao cao su khi sinh hoạt tình dục tránh lây nhiễm virut viêm gan b

BS. Lê Thành

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật