Phương pháp điều trị viêm túi mật cấp nào là hiệu quả nhất?

Viêm túi mật cấp tính nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng túi mật hoại tử túi mật, nhiễm trùng dẫn đến viêm phúc mạc, thậm chí người bệnh có thể tử vong do cấp cứu muộn và không được điều trị tích cực ngay thời điểm nhập viện.

Chuẩn đoán bệnh viêm túi mật cấp tính

Khám lâm sàng: bác sỹ sẽ yêu cầu bạn hít vào và ấn tay xuống phần bụng bên dưới hạ sườn phải nếu bạn bị viêm túi mật cấp thì chỗ đó sẽ đau nhói, sờ thấy túi mật to kèm theo biểu hiện sốt cao.

 Trước khi quyết định phương pháp điều trị, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng

Trước khi quyết định phương pháp điều trị, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng

Khám cận lâm sàng: 2 xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán là xét nghiệm máu giúp phát hiện các biểu hiện viêm (số lượng bạch cầu tăng cao...) và siêu âm để phát hiện sỏi có trong túi mật đường mật. Nếu cần thêm xét nghiệm để chẩn đoán và có phác đồ điều trị viêm túi mật cấp chính xác, một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X quang, chụp CT hoặc cộng hưởng từ có thể được lựa chọn thực hiện.

Điều trị viêm túi mật cấp tính

1. Nội khoa

- Nghỉ ngơi hoàn toàn, chườm nước đá vùng túi mật.

- chế độ ăn uống: những ngày đầu uống nước cháo, chè đường sữa Sau đó, chế độ ăn trong quá trình điều trị viêm túi mật cấp cần duy trì là thức ăn lỏng như súp, cháo, nước hoa quả

Nên bổ sung thêm nước hoa quả trong quá trình điều trị viêm túi mật

Nên bổ sung thêm nước hoa quả trong quá trình điều trị viêm túi mật

- Thuốc:

+ Chống co thắt, giảm đau: atropin l/2mg x 1 ống tiêm dưới da/24 giờ papaverin 0,l x 1 ống tiêm bắp/24 giờ và tuyệt đối tránh sử dụng thuốc phiện.

thuốc kháng sinh: nên dùng loại kháng sinh phổ rộng: teramyxin (lọ 0,25) tiêm tĩnh mạch chậm 2 - 4 lọ/24 giờ, ampixilin (lọ 500mg) tiêm tĩnh mạch chậm 2 - 4 lọ/24 giờ, cephaloridin (lọ 500mg) tiêm bắp 2 - 4 lọ/24 giờ

Phối hợp một trong những kháng sinh sau: chloramphenicol (lọ lg) tiêm bắp, nhỏ giọt tĩnh mạch 1 - 4 lọ/24h, colimtixin (lọ 1 triệu Đv) tiêm bắp 2 - 4 lọ/24 giờ, gentamyxin (ống 40mg) tiêm bắp 2 - 4 ống/24 giờ.

- Điều chỉnh nước, điện giải bằng truyền dịch: mặn, ngọt đẳng trương.

Cung cấp nước cho cơ thể bằng cách truyền dịch

Cung cấp nước cho cơ thể bằng cách truyền dịch

2. Điều trị ngoại khoa

- Mổ cấp cứu

+ Viêm phúc mạc

+ Dọa vỡ, thủng túi mật

+ Túi mật hoại tử, mưng mủ.

- Các trường hợp khác có cách điều trị viêm túi mật cấp khác nhau

+ Có quan điểm mổ sớm tất cả các trường hợp viêm túi mật cấp, nguy cơ có khi viêm túi mật không sỏi cũng bị cắt túi mật.

+ Có quan điểm mổ vào ngày thứ 3 - 7 vì để theo dõi. Nguy cơ viêm túi mật hoại tử âm ỉ do kháng sinh gây dính, sau khi xác định rõ hết triệu chứng cấp mới tiến hành mổ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật