Phương pháp dùng thuốc lợi tiểu để điều trị suy tim tâm trương

Suy tim tâm trương là tình trạng tâm thất trái không được đổ đầy máu trong giai đoạn tâm trương, làm lượng máu bơm ra khỏi tim ít hơn so với bình thường.

Điều trị suy tim tâm trương

Can thiệp vào các nguyên nhân suy tim tâm trương: điều trị các bệnh gây suy tim tâm trương như bệnh tăng huyết áp bệnh đái tháo đường bệnh mạch vành

Điều trị đái tháo đường cũng giúp hỗ trợ điều trị suy tim tâm trương

Điều trị đái tháo đường cũng giúp hỗ trợ điều trị suy tim tâm trương

Có 2 nhóm thuốc lợi tiểu hỗ trợ điều trị suy tim tâm trương

- Các thuốc làm tăng đào thải kali:

+ Tác dụng mạnh và ngắn hạn: Furosemid (lasilix), bumetanid (burinex)...

+ Tác dụng trung bình và kéo dài: nhóm thiazid (hypothiazid), các chất ức chế men anhydrase carbonic (fonurit, diamox).

- Các thuốc lợi tiểu giữ kali: spironolacton (aldacton), triamteren, amilorid. Thuốc lợi tiểu là nhóm các thuốc giúp loại bỏ nước dư ra khỏi cơ thể bằng cách tăng số lượng nước tiểu Tát cả thuốc lợi tiểu đều tác dụng lên thận nơi giữ vai trò quan trọng trong việc điều hoà lượng nước cơ thể.

Cách sử dụng các thuốc lợi tiểu như sau:

+ Với bệnh suy tim cấp tính: thường bắt đầu bằng thuốc tiêm furosemid (lasix) 20 - 40mg tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt để có tác dụng nhanh và mạnh, sau đó duy trì bằng thuốc uống.

Việc sử dụng thuốc lợi tiểu cho từng bệnh là khác nhau

Việc sử dụng thuốc lợi tiểu cho từng bệnh là khác nhau

+ Trong suy tim mạn tính: hay dùng furosemid viên (lasilix 40 mg), liều tùy thuộc vào lượng nước tiểu của bệnh nhân (cân bằng nước vào và ra, tình trạng ứ nước).

- Các thuốc làm giãn tĩnh mạch như các nitrat làm giảm lượng máu trở về tim giảm áp lực tiểu tuần hoàn và giảm thể tích cuối tâm trương thất trái.

- Các loại thuốc giãn tĩnh mạch và tiểu động mạch giúp điều trị suy tim tâm trương bao gồm: các thuốc này làm giảm cả tiền gánh và hậu gánh; trong nhóm này thuốc hay được dùng nhất là các chất ức chế men chuyển angiotensin như Captopril (lopril), enalapril (renitec), perindopril (coversyl), quinapril (accupril)... các chất chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II như Losartan (cozaar), irbesartan (aprovel), telmisartan (micardis)...

- Duy trì khả năng co bóp của nhĩ trái:

Ở người bệnh suy tim tâm trương, người bệnh dễ bị rung nhĩ

Ở người bệnh suy tim tâm trương, người bệnh dễ bị rung nhĩ

+ Khôi phục lại nhịp xoang nếu bệnh nhân bị rung nhĩ; nếu không thể phục hồi được thì làm giảm tần số thất để kéo dài thời gian tâm trương; thậm chí phải đặt máy tạo nhịp đồng bộ nhĩ - thất (để tạo lại nhịp co bóp đồng bộ của nhĩ và thất).

Tuy nhiên khi dùng các thuốc nhóm này, cần tránh dùng digoxin vì làm tăng nồng độ Ca++ ở thì tâm trương digitalis có thể làm giảm quá trình thư giãn của thất trái và làm cho rối loạn chức năng tâm trương càng xấu đi.

+ Nếu nhịp tim nhanh kéo dài chỉ định dùng các thuốc ức chế thụ thể b giao cảm, và các chất ức chế calci làm cho tần số tim chậm lại, tăng thời gian tâm trương; nên đưa tần số tim xuống khoảng 60 ck/phút để làm giảm tần số tim cả khi gắng sức.

- Cải thiện khả năng gắng sức. Các chất ức chế thụ thể giao cảm b, các chất ức chế calci, các chất ức chế men chuyển và các chất chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II có lợi cho việc làm tăng khả năng gắng sức cho bệnh nhân suy tim tâm trương.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật