Sỏi bàng quang là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Sỏi bàng quang là bệnh gì?

Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang sỏi bàng quang thường xảy ra khi bạn không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài; nước tiểu kết cụm lại với nhau và tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.

Sỏi bàng quang là mảnh khoáng chất trong bàng quang

Sỏi bàng quang là mảnh khoáng chất trong bàng quang

Triệu chứng thường gặp

Sỏi bàng quang có thể không gây ra triệu chứng gì nếu chúng quá nhỏ và tự động rơi ra ngoài khi bạn đi tiểu. Đối với các sỏi bàng quang lớn hơn, các triệu chứng thường gặp là:

- Đau bụng dưới đôi khi đau dữ dội nam giới có thể bị đau ở dương vật

- Khó tiểu hoặc tiểu đau

- Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm

- Nước tiểu sẫm màu

- Có máu trong nước tiểu.

Nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang thường xảy ra khi bạn không thể thải hết toàn bộ nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Các khoáng chất trong nước tiểu sẽ tụ tập lại và tạo thành sỏi. Có một số lý do phổ biến gây ra sỏi bàng quang:

Sa bàng quang: Ở phụ nữ thành bàng quang có thể yếu và sa xuống âm đạo, điều này có thể chặn dòng chảy nước tiểu và hình thành sỏi bàng quang

Phì đại tiền liệt tuyến: Ở nam giới, khi tuyến tiền liệt to lên sẽ chặn dòng chảy nước tiểu và làm cho nước tiểu đọng lại trong bàng quang

Hội chứng bàng quang thần kinh: Dây thần kinh gửi tín hiệu từ não bộ đến các cơ bàng quang của bạn. Nếu chúng bị thương tổn hoặc bị hư hỏng do một số bệnh, bàng quang của bạn sẽ không làm việc hiệu quả và dẫn đến sỏi

Viêm: Nếu bàng quang bị viêm sỏi bàng quang có thể được hình thành

Thiết bị y tế: những dụng cụ y tế được đặt trong bàng quang của bạn như ống thông tiểu, thiết bị tránh thai cũng có thể gây hình thành sỏi

Sỏi thận: sỏi thận có kích thước nhỏ và có thể trôi xuống bàng quang qua niệu quản và trở thành sỏi bàng quang nếu không được loại bỏ.

Không nên nhịn tiểu để tránh sỏi bàng quang

Không nên nhịn tiểu để tránh sỏi bàng quang

Điều trị sỏi bàng quang

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh sỏi bằng quang nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để làm giảm độ đậm đặc của nước tiểu

- Không nên nhịn tiểu

- Nếu bạn có cảm giác vẫn chưa đi tiểu hết nước tiểu, hãy cố gắng tiểu lại sau đó 10 đến 20 giây

- dùng thuốc nhuận tràng nếu bạn có nguy cơ bị táo bón

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật