Suy giảm miễn dịch là gì? Nguyên nhân và cách điều trị suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch là bệnh gì?

Suy giảm miễn dịch (immunodeficiency diseases) là một nhóm các tình trạng khác nhau gây nên do một hay nhiều khiếm khuyết của hệ miễn dịch và biểu hiện trên lâm sàng bởi gia tăng tình trạng dễ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng với hậu quả cấp tính, tái diễn hay mạn tính thường là nặng nề.

Suy giảm miễn dịch do một hay nhiều khiếm khuyết của hệ miễn dịch

Suy giảm miễn dịch do một hay nhiều khiếm khuyết của hệ miễn dịch

Suy giảm miễn dịch phá vỡ khả năng tự bảo vệ của cơ thể khỏi vi khuẩn viruský sinh trùng gồm suy giảm miễn dịch bẩm sinh (sơ cấp) và mắc phải (thứ cấp). Bất cứ điều gì làm suy yếu hệ thống miễn dịch đều có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch thứ cấp.

Suy giảm miễn dịch khiến cho cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật đây là loại rối loạn giúp các virus và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc sơ cấp xuất hiện khi bạn ra đời. Suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc thứ cấp là loại rối loạn mà bạn mắc phải sau này và phổ biến hơn rối loạn bẩm sinh.

Dấu hiệu của suy giảm hệ miễn dịch

 - Mắt hồng

 - Nhiễm trùng xoang

 - Cảm lạnh

 - Bệnh tiêu chảy

 - viêm phổi

 - Nhiễm trùng nấm men

Triệu chứng của suy giảm miễn dịch là cảm lạnh

Triệu chứng của suy giảm miễn dịch là cảm lạnh

Nguyên nhân suy giảm miễn dịch

Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ các mô bạch huyết trong cơ thể, trong đó bao gồm tủy xương các hạch bạch huyết các bộ phận của lá lách và dạ dày ruột, tuyến yên amidan

Protein và các tế bào trong máu cũng là một phần của hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại là kháng nguyên bao gồm vi khuẩn virus độc tố các tế bào ung thư và tế bào máu ngoại vi hay mô từ người hoặc loài khác.

Khi hệ thống miễn dịch phát hiện kháng nguyên thì sẽ ngay lập tức phản ứng bằng cách sản xuất các kháng thể nhằm tiêu diệt các chất độc hại.

Suy giảm miễn dịch có thể ảnh hưởng đến bất kỳ một phần nào của hệ thống miễn dịch. 

Suy giảm miễn dịch do di truyền có ảnh hưởng đến các tế bào B 

Suy giảm miễn dịch do di truyền có ảnh hưởng đến các tế bào T có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng Candida lặp đi lặp lại.

Một người bị ức chế miễn dịch khi người đó bị suy giảm miễn dịch do sử dụng thuốc gây suy yếu hệ thống miễn dịch (như corticosteroid). Ức chế miễn dịch cũng là tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu khi điều trị ung thư

Suy giảm miễn dịch mắc phải có thể là một biến chứng của các bệnh như HIV/AIDS suy dinh dưỡng (đặc biệt là nếu những người không ăn đủ chất đạm). Nhiều bệnh ung thư cũng có thể gây suy giảm miễn dịch.

Những người không còn lá lách do phải cắt bỏ thì có nguy cơ cao mắc phải chứng suy giảm miễn dịch và bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn nhất định. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả. Hệ thống mô miễn dịch (nhất là mô bạch huyết như tuyến yên) thu nhỏ và số lượng các tế bào máu trắng giảm sút.

Chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống hợp lý tăng cường hệ miễn dịch

Chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống hợp lý tăng cường hệ miễn dịch

Cách điều trị suy giảm miễn dịch

- Điều trị bệnh suy giảm miễn dịch thường bao gồm thuốc kháng sinh và điều trị miễn dịch. 

- Nếu tủy xương không sản xuất đủ tế bào lympho, bác sĩ có thể tiến hành ghép tế bào gốc của tủy xương.

- Chế độ sinh hoạt phù hợp

- quan hệ tình dục an toàn và tránh lây lan các chất dịch cơ thể có thể giúp ngăn chặn HIV/AIDS;

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ có thể ngăn chặn bệnh suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật