Tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ nhỏ - có thực sự đáng lo?

Bị tắc tuyến lệ bẩm sinh có đáng lo? Thực sự mắc phải căn bệnh nào cũng đáng lo cả thôi, nhất là khi nó ở dạng bẩm sinh. Tốt nhất phụ huynh cứ chủ động tìm hiểu để có cách tránh bệnh cho con từ khi trong bụng mẹ nhé! 

Cho em hỏi bé nhà em 3 tháng tuổi mà từ khi sinh đến giờ nước mắt hay chảy ở đuôi mắt. Mọi người nói bé bị tắc lệ đạo bẩm sinh? Bệnh này có nguy hiểm không? Cần khám chữa ở đâu?

[email protected]

Lệ đạo là hệ thống ống có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới. Do đặc điểm giải phẫu là hệ thống ống nên bệnh lý thường gặp nhất ở lệ đạo là tắc lệ đạo. Khi có tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Vì vậy, triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt.

Nếu quá trình tắc kéo dài, nước Mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường lệ tắc lệ đạo có thể gây viêm nhiễm đau nhức..., nếu để lâu sẽ dẫn tới những biến chứng tại mắt. Bệnh lý gây tắc lệ đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên, người cao tuổi.

Trẻ sau khi sinh ra (nhất là trẻ đẻ thiếu tháng) cũng có thể bị tắc lệ đạo, gọi là tắc lệ đạo bẩm sinh Nguyên nhân tắc thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng tắc. Hầu hết các trường hợp này có thể tự khỏi khi trẻ lớn dần...

Khi có các triệu chứng tắc lệ đạo, bạn cần phải gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám và tư vấn  điều trị. Tùy theo nguyên nhân tắc lệ đạo, tuổi của bệnh nhân mà các bác sĩ có các biện pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý rằng tuổi để thông lệ đạo tốt nhất là khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi. Khi trẻ lớn hơn, sau 1 năm tuổi thì kết quả điều trị tắc lệ đạo bằng thông sẽ rất thấp. Đến nay không có biện pháp gì để phòng tắc lệ đạo bẩm sinh.

BS. Vũ Hồng Ngọc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật