Tổng quan về bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Theo thống kêcó tới 1/2 số phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương cột sốngxương đùi hoặc xương cổ tay do bị bệnh loãng xương Tỷ lệ người bị loãng xương ngày càng tăng và trẻ hóa, có không ít trường hợp bệnh nhân trên 30 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu loãng xương.

Nguyên nhân loãng xương do đâu?

- Trẻ thiếu cân, thiếu dinh dưỡng canxi

- Di truyền: Những gia đình có tiền sử bị mắc bệnh loãng xương thì con cái dễ dàng mắc bệnh loãng xương hơn.

Nguyên nhân loãng xương có thể do gia đình có tiền sử bị mắc bệnh loãng xương thì con cái dễ dàng mắc bệnh hơn

Nguyên nhân loãng xương có thể do gia đình có tiền sử bị mắc bệnh loãng xương thì con cái dễ dàng mắc bệnh hơn

- Corticosteroids: Nếu dùng corticosteroids trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ dàng mắc bệnh loãng xương nguyên phát.

- Xương mỏng và tỷ trọng xương thấp.

- Bất động quá lâu do bệnh, do nghề nghiệp (du hành vũ trụ).

- Do các bệnh thận: thải nhiều calci chạy thận nhân tạo

- Do các bệnh nội tiết: cường vỏ thượng thận suy tuyến sinh dục cường giáp trạng.

Triệu chứng bệnh loãng xương 

Quá trình loãng xương diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì. Chỉ tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện.

Bệnh loãng xương có thể gây tàn phế và tử vong

Bệnh loãng xương có thể gây tàn phế và tử vong

Ba triệu chứng loãng xương hay gặp là đau cột sống; biến dạng cột sống và gãy xương.

- Đau cột sống lưng hay cột sống thắt lưng cấp tính thường xảy ra sau khi gắng sức nhẹ, ngã hay một động tác sai. Nhiều khi có tiếng kêu rắc kèm theo đau khi vận động.

- Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống. Trường hợp bị xẹp đốt sống bệnh nhân thấy đau lưng, đau âm ỉ, hay có khi đau nhói khi đứng lên hoặc vận động.

- Nếu nhiều đốt xương sống bị gãy hay bị xẹp, thì thấy người thấp hơn trước, đi còng lưng và đau lưng Ở người cao tuổi chỉ những sơ ý bị ngã nhẹ cũng dễ bị gãy xương tay chân do loãng xương.

Cách điều trị loãng xương như thế nào?

Hiện nay, phương pháp điều trị loãng xương phổ biến nhất đó chính là phương pháp Đông y và Tây y.

Phương pháp Tây y chủ yếu điều trị loãng xương bằng cách sử dụng các loại thuốc chống hủy xương và thuốc tái tạo xương nhằm kìm hãm quá trình mất calci dẫn tới xương bị phân hủy, thúc đẩy quá trình tái tạo xương, hấp thu calci tốt hơn.

Cách điều trị loãng xương hiệu quả nhất là uống thuốc chống hủy xương và thuốc tái tạo xương

Cách điều trị loãng xương hiệu quả nhất là uống thuốc chống hủy xương và thuốc tái tạo xương

- Thuốc chống hủy xương: là nhóm thuốc quan trọng nhằm làm giảm hoạt tính của tế bào hủy xương và làm giảm chu chuyển xương bao gồm:

+ Nhóm hormon như Oestrogen progesterone Tibolol, Raloxifene...

+ Nhóm Bisphophonatesnhư Etidronate, Risedronate, Alendronate, Clodronate...

+ Nhóm Calcitoni là chuỗi các acid amin.

- Nhóm thuốc tái tạo xương bao gồm:

+ Parathyroid hormon Calcium và vitamin d

+ Các loại thuốc tăng đồng hóa như Durabolin, Deca-Durabolin...

Để điều trị tốt bệnh loãng xương, ngoài việc dùng thuốc châm cứu, tập khí công dưỡng sinh người xưa cũng sử dụng nhiều món ăn - bài thuốc độc đáo để điều trị loãng xương cực hiệu quả.

- Bệnh loãng xương thể tỳ hư:

Bài thuốc: thần khúc bạch truật hậu phác phòng sâm lá lốt 12g mỗi vị; bán hạ cao lương khương sơn tra bạch linh trích thảo sa nhân 10g mỗi vị. Một ngày dùng 1 thang thuốc, sắc uống 3 lần trong ngày.

- Bệnh loãng xương thể thận dương hư:

Bài thuốc : cam thảo, cây lá lốt bách truật (đã sao vàng hạ thổ), khởi tử sơn thù 12g mỗi vị; quế chi 6g; thiên niên kiện cao lương khương đỗ trọng 10g mỗi vị; ba kích cỏ xước, nam tục đoạn hoài sơn hy thiêm 16g mỗi vị. Ngày dùng 1 thang, chia thuốc uống 3 lần trong ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật