Viêm thận bể thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Viêm thận bể thận là gì?

Khi nhiễm khuẩn tiết niệu đã lên tới bể thận vào tổ chức kẽ thận thì được gọi là viêm thận bể thận (VTBT).

Khi viêm thận bể thận bị lần đầu tiên hoặc tái phát nhưng chưa có những biểu hiện nghĩ đến xơ hoá kẽ, với những triệu chứng lâm sàng rầm rộ: Sốt cao, rét run đau hông lưng kèm tiểu buốt tiểu rắt, VK niệu (+), BC niệu và protein niệu (+) thì được gọi là viêm thận bể thận cấp.

Khi viêm thận bể thận cấp tái phát nhiều lần hoặc âm ỉ kéo dài gây xơ hoá tổ chức kẽ thận, làm giảm chức năng cô đặc, lâu dài có thể gây xơ hoá cả cuộn mao mạch cầu thận, gây giảm chức năng lọc, gọi là viêm thận bể thận mạn

Viêm thận bể thận thường gây triệu chứng sốt cao, rét run

Viêm thận bể thận thường gây triệu chứng sốt cao, rét run

Triệu chứng thường gặp

- Sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, có thể có dấu hiệu mất nước do sốt.

- Trường hợp nặng: có bệnh cảnh của nhiễm trùng huyết: Sốt cao liên tục, rét run, có gan lách to ổ di bệnh nơi khác…

- Đau hông lưng:

- Hội chứng bàng quang

- Đục, có thể có mủ đại thể rõ.

- Tiểu ra máu có thể đại thể hoặc vi thể.

- bạch cầu niệu nhiều.

- protein niệu có nhưng lượng rất ít (thuờng dưới 1g/24h) hoặc dương tính

- vi khuẩn niệu ≥ 100.000 vk/ml nước tiểu.

- Bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng.

- Khi ure, creatinin máu tăng cao là có suy thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn

Nguyên nhân gây viêm thận bể thận

- Các nguyên nhân thuận lợi là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu, gây ứ trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho nhiễm trùng và khi đã có nhiễm trùng thì duy trì nó.

- Thường gặp là sỏi, u thận tiết niệu, u bên ngoài đè ép vào niệu quản, u TLT, dị dạng thận niệu quản thận đa nang thai nghén

Tắc đường bài tiết và sỏi gây viêm thận bể thận

Tắc đường bài tiết và sỏi gây viêm thận bể thận

Điều trị viêm thận bể thận

Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân viêm thận bể thận

- Ăn nhẹ, uống nhiều nước uống nước lọc nước quả trong những ngày đầu để tăng tốc độ đào thải VK qua nước tiểu Nếu có vô niệu thì kiêng rau quả và hạn chế nước.

- Bù nước, điện giải bằng đường TM nếu mất nước nhiều.

- Nếu có suy thận thì phải cho chế độ ăn giảm đạm.

Phòng bệnh: Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, tránh dùng thủ thuật soi bàng quang, thông tiểu khi không cần thiết.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật