Viêm tuyến nước bọt mang tai là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai là gì?

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai là căn bệnh do các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, virut Iryfluenza, Parainfluenza, coxsackie gây nên. Hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt cũng có thể gây viêm. Bệnh thường gây tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính. Có khi bệnh sẽ tự khỏi hoặc cũng có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.

Khi mắc bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường có một số triệu chứng điển hình như vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến. Da vùng tuyến sưng tấy đỏ đau nói và ăn uống đều đau Có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Sốt khoảng 38 - 39 độ.

Viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi và vi khuẩn làm tắc tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi và vi khuẩn làm tắc tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai là căn bệnh khá phổ biến. Bệnh hay gặp ở trẻ em và thanh niên. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, ở nam giới thường hay gặp một số biến chứng như viêm tinh hoàn viêm màng não viêm não điếc.

Biến chứng của viêm tuyến nước bọt mang tai thường không phổ biến. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị, mủ có thể tích tụ lại và hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt mang tai gây ra do khối u lành tính có thể gây phì đại tuyến nước bọt khối u ác tính có thể sẽ phát triển rất nhanh và gây ra mất cử động ở vùng mặt bị tổn thương. Biến chứng này rất nguy hiểm, vì vậy bệnh cần được chữa kịp thời. Khi bị bệnh, thường cổ bị sưng to có thể sẽ phá hủy tuyến mang tai bị tổn thương.

Triệu chứng thường gặp

- Thường xuyên bị mất vị giác hoặc cảm thấy hôi miệng

- Đau họng, khó mở miệng to hoặc ăn

- Có mủ trong miệng, khô miệng

- Đau ở trong miệng, đau vùng mặt

- Đỏ hoặc sưng phía trên hàm, trước hàm hoặc phía dưới miệng

- sưng mặt sưng cổ, kèm theo dấu hiệu sốt, ớn lạnh cơ thể.

Người bệnh thường xuyên bị mất vị giác và khô miệng

Người bệnh thường xuyên bị mất vị giác và khô miệng

Điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai

Các loại thuốc như thuốc kháng sinh thuốc chống viêm thuốc giảm đau giảm sưng được sử dụng trong điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai. Việc điều trị bệnh còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc, để hỗ trợ chữa bệnh nhanh hơn. Trong quá trình sử dụng thuốc bạn có thể mát xa, chườm ấm vùng tuyến nước bọt bị tổn thương. Súc miệng với nước muối ấm, ngậm, hoặc mút chanh chua để giúp giảm sưng.

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai cũng có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc nhiễm trùng tái phát.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật