Chăm sóc mắt cho trẻ bị tật khúc xạ thế nào đúng nhất?

Chăm sóc mắt cho trẻ bị tật khúc xạ thế nào? Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các bệnh về tật khúc xạ ở trẻ nhỏ, dưới đây là một vài chia sẻ về cách chăm sóc mắt bị tật khúc xạ ở trẻ nhỏ, các bạn cùng tham khảo nhé!

Chăm sóc mắt cho trẻ bị tật khúc xạ thế nào đúng nhất? 

Chức năng của mắt là giúp cho chúng ta nhìn rõ được những vật ở xung quanh. Mắt bình thường là mắt mà hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võng mạc và khi đó thì vật mới được nhìn rõ. Nếu hình ảnh của vật không rơi đúng vào võng mạc do nguyên nhân nào đó khiến mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng đi vào mắt thì gọi là mắt có tật khúc xạ.

Tật khúc xạ ở trẻ em hay gặp gồm: cận thị viễn thị loạn thị hoặc có thể mắc tật khúc xạ phối hợp: cận - loạn thị hoặc viễn - loạn thị, hoặc lệch khúc xạ giữa 2 mắt. 

Việc chăm sóc và bảo vệ thị giác cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình y tế và bản thân học sinh cũng phải có ý thức giữ gìn đôi Mắt trong đó có vấn đề vệ sinh thị giác Các nhà chuyên môn đã đưa ra nhiều biện pháp vệ sinh thị giác như sau:

1. Đảm bảo nơi học đủ ánh sáng: Ánh sáng chúng ta dùng làm việc gần phải có cường độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong phòng. Cường độ ánh sáng tối thiểu để làm việc gần là 200 lux, nhưng tối đa không quá 500 lux. 


Cách chăm sóc mắt cho trẻ bị tật khúc xạ là đảm bảo nguồn sáng khi trẻ học bài

Cách chăm sóc mắt cho trẻ bị tật khúc xạ là đảm bảo nguồn sáng khi trẻ học bài



Cần tránh sự phản xạ bề mặt (đó là các phản xạ từ mặt giấy hoặc màn hình máy tính) khi chúng ta làm việc gần. Nên sử dụng kết hợp đèn điện bóng tròn và đèn ống. Việc chiếu sáng tốt nhất cho việc đọc sách là chiếu sáng từ sau và trên xuống. Chúng ta cũng có thể kết hợp ánh sáng nhân tạo và ánh sáng mặt trời. Cả phòng nên được chiếu sáng đầy đủ.

Tại trường học, việc ngăn ngừa học sinh bị cận thị không chỉ yêu cầu về ánh sáng mà còn nhiều yếu tố khác liên quan như màu tường chiều cao bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, màu bảng và tư thế ngồi của học sinh. Các lớp học phải đủ ánh sáng.

Ngoài ra còn dùng màu sắc để tăng cường sự phản chiếu ánh sáng như trần lớp học quét vôi trắng, tường quét vôi màu vàng nhạt. Bảng viết sơn màu đen hoặc xanh thẫm, không bị lóa.

2. Kích thước và cách sắp xếp của bàn, ghế, bảng viết: Phải phù hợp với học sinh ngồi học để có thể nhìn đúng khoảng cách từ mắt đến tập vở, sách và không phải cúi đầu nhiều.

3. Học sinh khi ngồi học phải giữ đúng tư thế: Ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi khoảng 10 - 15 độ, không được cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học, luôn để mắt xa sách, vở một khoảng cách thích hợp. Khoảng cách lý tưởng để đọc sách gần là khoảng cách Harmon (Harmom - Distance) là khoảng cách đo từ chỗ đầu ngón cái hoặc ngón trỏ cong lại đến cùi chỏ. Với HS cấp III khoảng 35cm, cấp II: 30cm, cấp I: 25cm.

Tư thế ngồi học của học sinh cũng có thể làm gia tăng độ cận thị, do vậy hướng dẫn trẻ ngồi đúng và luôn nhắc nhở khi trẻ ngồi vào bàn học để giúp trẻ có thói quen tốt

Hướng dẫn bé ngồi học bài đúng tư thế

Hướng dẫn bé ngồi học bài đúng tư thế

4. Ở nhà: Góc học tập phải đặt ở nơi đủ ánh sáng nhưng cũng không nên để ngoài hiên vào những ngày nắng gắt vì ánh sáng hơn 700 lux cũng gây hại cho mắt.

Góc học tập của trẻ nên ở gần cửa sổ và kê bàn học, ghế ngồi của trẻ vừa với kích thước cơ thể của trẻ sao cho trẻ ngồi học được thoải mái, khoảng cách từ mắt đến sách đọc khoảng từ 30 - 40cm, không nên quá gần. Ngoài sự chiếu sáng trong phòng nên có một ngọn đèn bàn đặt phía bên tay trái và không sử dụng giấy quá bóng gây mỏi mắt Trẻ không được nằm, quì để viết bài.

5. Giảm mọi căng thẳng của mắt: không thức quá khuya đọc sách, nhất là học sinh cấp 1 và những em thị lực kém. Hạn chế thời gian xem video, tivi, trò chơi điện tử, vi tính... để ngủ đủ thời gian. Không đọc sách, truyện có hình ảnh không rõ, chữ quá nhỏ.

6. Nghỉ ngơi thị giác từng lúc: Cứ 20 phút làm việc gần, chúng ta nhìn xa 1 khoảng cách là 20 feet tức 6m để làm giảm căng thẳng do nhìn gần quá lâu.

- Nếu nhìn ảnh xung quanh bị mờ, chúng ta cho mắt nghỉ lâu hơn.

- Không làm bất cứ việc gì phải huy động thị giác gần quá 45 phút, việc nghỉ định kỳ giữa mỗi 45 phút giúp đầu óc thư thái hơn, làm giảm sự căng thẳng sau đó làm việc sẽ hiệu quả hơn.

Khi viết: Khi cầm bút, ta nên cầm cách đầu bút khoảng 2,5cm để tránh phải nghiêng đầu xem những gì ta đang viết. Ta nên tập xoay nghiêng theo một góc đồng phương với góc nghiêng của tay cầm bút.

7. Độ nghiêng của sách: Khi chúng ta đặt sách lên mặt bàn thì khoảng cách từ mắt đến đầu trang sách sẽ lớn hơn khoảng cách từ mắt đến cuối trang, điều này dẫn tới mắt chúng ta sẽ bị áp lực nhiều hơn khi đọc đến cuối trang. Do đó, chúng ta nên để nghiêng sách 1 góc khoảng 20 độ.

8. Xem truyền hình: Nên xem tivi ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình TV, khoảng 2,5 - 3,0m. Ngồi thẳng khi xem và nên có chiếu sáng trong phòng nhưng tránh ánh sáng phản xạ trực tiếp màn hình.

Trẻ em nên giới hạn việc xem TV khoảng 1 đến vài giờ/ngày. Nếu trẻ có tật khúc xạ, nên đeo kính khi xem TV nhằm giúp nhìn rõ và thoải mái về thị giác.

Cho trẻ xem tivi ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình

Cho trẻ xem tivi ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình

9. Tham gia các hoạt động ngoài trời: Trẻ em nên chơi thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời sau những giờ học căng thẳng để giúp mắt thư giãn và cũng làm giảm các áp lực về tâm lý. Vì các hoạt động thể thao thường đòi hỏi thị giác xa hơn là thị giác gần. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy trẻ chơi thể thao hoặc tăng cường các hoạt động thể lực ngoài trời ít cận thị hơn.

10. Khi tham gia các phương tiện giao thông: Khi đi tàu xe, máy bay hay xe lửa không nên đọc sách vì chuyển động lắc lư gập ghềnh làm ta phải thay đổi điều tiết liên tục dẫn đến mệt mỏi về thị giác.

11. Ăn uống đầy đủ chất: nhất là các thực phẩm có chứa vitamin A như gan động vật trứngtrứng vịt, các lại rau quả có màu đỏ cam vàng như cà chua gấc cà rốt bí đỏ các loại rau có màu xanh lục.

 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật