Đái dầm và những thông tin về đái dầm mà bạn nên biết

Đái dầm ban đêm khác với tiểu đêm, nó là tình trạng tiểu không tự chủ xảy ra trong khi ngủ mà trẻ không biết cho đến khi thức dậy gây nhiều khó khăn cho trẻ.

Nguyên nhân đái dầm

Nguyên nhân đái dầm bao gồm:

+ Cơ bàng quang của trẻ phát triển chậm hơn so với bình thường;

Bàng quang trữ lượng nước tiểu nhỏ hơn bình thường;

Nguyên nhân đái dầm có thể do bàng quang trữ lượng nước tiểu nhỏ hơn bình thường

Nguyên nhân đái dầm có thể do bàng quang trữ lượng nước tiểu nhỏ hơn bình thường

Cơ thể thải ra quá nhiều nước tiểu.

Hầu hết trong trường hợp đái dầm không phải do bệnh về tâm lý hay thể chất gây ra Tuy nhiên đôi khi nguyên nhân đái dầm cũng có liên quan đến một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, thậm chí dẫn đến tử vong ví dụ như:

+ Tai biến mạch máu não (đột quỵ): 6% trường hợp người bệnh mắc đột quỵ;

viêm não cấp tính: đái dầm đi kèm với tiểu không kiểm soát;

+ Bệnh rỗng tủy sống;

+ Cường giáp;

+ Hội chứng Williams-Beuren: khoảng 50% trường hợp;

Đái dầm cũng phổ biến hơn ở trẻ em được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra mối quan hệ giữa đái dầm và ADHD, đặc biệt chứng đái dầm ban ngày ở trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.

Triệu chứng đái dầm thường gặp

Triệu chứng đái dầm là tiểu không tự chủ trong khi ngủ, thường vào ban đêm. Ngoài ra vẫn còn một số triệu chứng khác nữa.

Nếu bị đái dầm kèm theo một số triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ:

+ Cảm thấy cần đi tiểu nhiều hơn bình thường;

Triệu chứng đái dầm thường gặp

Triệu chứng đái dầm thường gặp

+ Khát nước hơn bình thường;

+ Cảm giác nóng rát khi đi tiểu;

+ Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân;

+ Bắt đầu đái dầm lại sau khi đã khỏi trong nhiều tuần hay tháng.

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi cơ địa mỗi người là khác nhau nên việc hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Những ai thường mắc đái dầm?

Đái dầm là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ và ước tính gần 10% trẻ em 7 tuổi mắc bệnh này. Hầu hết trẻ em 4 tuổi đã có thể kiểm soát bàng quang khi đang thức, nhưng có thể mất nhiều thời gian để trẻ kiểm soát bàng quang khi đang ngủ.

Những ai thường mắc đái dầm?

Những ai thường mắc đái dầm?

Thông thường trẻ hết đái dầm khi trên 5 - 7 tuổi, nhưng có khoảng 2 - 3% trường hợp, đái dầm có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Đái dầm phổ biến ở trẻ nam hơn và có thể di truyền trong gia đình Ngoài ra, đái dầm cũng ảnh hưởng đến bệnh nhân trưởng thành và là một triệu chứng quan trọng của một số rối loạn sau chấn thương. Hơn nữa, đái dầm cũng liên quan đến rối loạn giãn vùng sàn chậu khi ngủ ở bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật