Suy giảm trí nhớ là gì? Cách phòng tránh bệnh chúng ta không nên bỏ qua

Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ hay Chứng mất trí thường gọi là lẫn hay đãng trí, là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ. Người mắc phải chứng lẫn lúc đầu thường quên những việc mới xảy ra, nhưng về sau khi bệnh trầm trọng sẽ không nhận ra người thân trong nhà, vụng về, hay đi lạc, mất khả năng sinh hoạt hằng ngày và trở thành ngơ ngác hay ngu ngốc, cần người khác chăm sóc kiểm soát mọi mặt.

Suy giảm trí nhớ hay còn gọi là đãng trí

Suy giảm trí nhớ hay còn gọi là đãng trí

Triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ

Khi thấy xuất hiện những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ dưới đây, chúng ta nên đến các trung tâm Y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời:

Quên những đồ vật đã từng sử dụng rất thường xuyên và nhiều lần.

Quên tên người quen, quên lịch làm việc và những công việc cần làm

Gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận những thông tin mới.

Thường xuyên lặp lại một câu hay một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện.

Gặp khó khăn trong việc chọn và giữ tiền.

Tính toán sai và phản ứng chậm

Khó khăn trong việc giữ nếp sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân

- Tuổi tác

- Di chứng do chấn thương sọ não

- mất ngủ thiếu ngủ thường xuyên

- cuộc sống căng thẳng nhiều stress

Nguyên nhân do stress

Nguyên nhân do stress

- Mắc các bệnh tai biến mạch máu não, thiểu năng tuần hoàn não u não các bệnh thoái hóa thần kinh…

- Ăn uống không đủ chất, ăn nhiều các chất có hại cho não bộ.

- Lạm dụng rượu bia các chất gây nghiện kích thích.

Phòng tránh bệnh suy giảm trí nhớ hiệu quả

1. Vận động trí não một cách phù hợp

Một trong những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ là hậu quả của việc ít vận động trí não, vì thế không nên trông chờ vào một thứ thuốc khôi phục trí nhớ mà phải biết vận động trí não một cách khoa học.

Vận động trí não là cách hiệu quả đẩy lùi bệnh

Vận động trí não là cách hiệu quả đẩy lùi bệnh

Việc học tập tích cực, đặc biệt là học ngoại ngữ sẽ giúp đẩy lùi chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả nhất. Ở những người thường xuyên học tập, vùng não chức năng này phải hoạt động liên tục và làm việc thường xuyên hơn, nhờ đó, nó thúc đẩy các nơron thần kinh não không ngừng truyền dẫn thông tin, giúp khu vực não chức năng không bị ì do lười vận động. 

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng, giàu chất sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết như phospho, kẽm, vitamin nhóm B...

3. Tránh căng thẳng stress thường xuyên thư giãn, nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ.

4. Có nếp sống trật tự, ngăn nắp, phương pháp học tập, làm việc khoa học, có kế hoạch.

5. Luyện tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt tích cực các hoạt động xã hội để tinh thần được phục hồi và minh mẫn, lưu thông khí huyết tốt và làm giảm tình trạng suy giảm trí nhớ ở cơ thể.

6. Ngủ đúng giờ, và đủ giấc giúp bộ não nhanh chóng được phục hồi và làm việc hiệu quả hơn.

6. Thói quen hút thuốc cũng làm giảm khả năng nhận thức của chúng ta, bởi người không hút thuốc có khả năng tư duy sắc bén gấp hai lần so với người nghiện thuốc khi về già.

Vì vậy, để phòng tránh bệnh suy giảm trí nhớ thì việc đầu tiên cần làm đó là từ bỏ những thói quen xấu có hại cho cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật