Bệnh giun chi là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh giun chi

Bệnh giun chỉ là gì?

Bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh phù chân voi, là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Bệnh giun chỉ bạch huyết là một căn bệnh gây ra đau đớn và biến dạng nặng. Trong khi nhiễm bệnh thường xuất hiện lúc nhỏ, nhưng các biểu hiện có thể nhìn thấy rõ sau này trong cuộc đời. Bệnh gây ra tình trạng khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Bệnh giun chỉ biểu hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau

Bệnh giun chỉ biểu hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau

Triệu chứng thường gặp

Đa số người bệnh nhiễm giun chỉ bạch huyết (có ấu trùng trong máu) nhưng không có các biểu hiện lâm sàng trong nhiều năm hoặc cả đời, trường hợp có biểu hiện lâm sàng, bệnh thường biểu hiện như sau:

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh ngắn nhất là 4 tuần, thường từ 8 đến 16 tháng. Người bệnh không có triệu trứng gì hoặc mệt mỏi sốt nhẹ, có hiện tượng nổi mẩn, bạch cầu ái toan tăng xét nghiệm máu có ấu trùng.

Thời kỳ cấp tính

Sốt: có thể sốt cao, xuất hiện đột ngột, kèm theo mệt mỏi và nhức đầu nhiều, thường tái phát từng đợt

Viêm bạch mạch và hạch bạch huyết

Thời kỳ mạn tính

Bệnh nhân gầy sút nhanh. Các đợt phát bệnh sẽ tự hết, nhưng xuất hiện dần hiện tượng phù voi

Viêm hoặc phù bộ phạn sinh dục: viêm thừng tinh viêm tinh hoàn tràn dịch màng tinh hoàn

Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường phòng tránh bệnh giun chỉ

Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường phòng tránh bệnh giun chỉ

Điều trị bệnh giun chỉ

Thuốc Diethylcarbamazine (DEC): Biệt dược: Banocide, Hetrazan, Notezine…, dạng viên nén 50mg, 100mg, 300mg.

Albendazole khi dùng đơn độc không diệt ấu trùng, nhưng có khả năng ức chế sinh sản của giun trưởng thành. Khi dùng phối hợp với DEC, albendazole làm tăng hiệu quả diệt ấu trùng ở cả 2 loài Wuchereria bancrofti và Brugia malayi.

Các trường hợp có biểu hiện phù voi 

Chỉ dùng thuốc diệt giun chỉ nếu xét nghiệm máu có ấu trùng: uống thuốc đặc hiệu diệt giun chỉ DEC liều lượng như trên.

- Rửa chi bị phù ngày hai lần bằng nước sạch và xà phòng tắm, thấm khô bằng khăn mềm sạch. 

- Vận động xoa bóp nhẹ nhàng chân tăng cường lưu thông hệ thống tuần hoàn.

- Đêm nằm ngủ gác chân cao hoặc có thể dùng băng ép nhẹ kiểu quấn xà cạp để tránh ứ trệ tuần hoàn chi bị phù.

Điều trị các trường hợp có đái dưỡng chấp:

- Chỉ dùng thuốc diệt giun chỉ nếu xét nghiệm máu có ấu trùng

- chế độ ăn kiêng mỡ và thức ăn giàu protein.

- Nghỉ ngơi.

- Trường hợp người bệnh đái dưỡng chấp nhiều và kéo dài: cần chuyển điều trị chuyên khoa (ngoại khoa nếu có thể).

Phòng bệnh

- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về tác hại và phòng chống bệnh giun chỉ.

- Vệ sinh môi trường: Xây dựng nhà ở cao ráo sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế muỗi vào nhà. 

- Vệ sinh cá nhân: Mặc quần áo kín khi lao động ban đêm nhất là vùng có nghề thủ công như làm chiếu,

- Tẩm màn, phun tồn lưu bằng hóa chất diệt côn trùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật