Bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn tâm lý ở người trẻ: chớ xem thường

Theo các nhà khoa học bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ khoảng 0,3-1% dân số ở các quốc gia và thường xảy ra ở những người trẻ từ 18-40 tuổi. Ước tính khoảng 20% thanh thiếu niên có các rối loạn về sức khoẻ tâm thần và cảm xúc cần được phát hiện và điều trị.

Biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt

Rối loạn tư duy

Người bệnh cho rằng tất cả mọi người đều có thể biết được ý nghĩ của họ, mặc dù họ không nói ra, gọi là tư duy bị phát thanh hoặc tư duy bị đánh cắp hay có ai đó áp đặt ý nghĩ vào đầu họ gọi là tư duy bị áp đặt.

Bị hoang tưởng

Người bệnh nghĩ rằng ai đó đang giám sát hoạt động của họ hoặc đang đầu độc, làm hại họ mà người khác không thể đả thông hay giải thích gì được, còn gọi là hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối. Ngoài ra, bệnh nhân còn tự cho rằng mình có khả năng làm việc kỳ diệu như có thể điều khiển được cả thế giới, hoặc đang tiếp xúc với người ở thế giới khác...

tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt đang dần phổ biến ở những người trẻ tuổi

Có ảo giác

Bệnh nhân có cảm giác nghe được những lời bình luận về hành vi của người bệnh hay tiếng nói xuất phát từ một bộ phận trên cơ thể của họ gọi là hiện tượng ảo thanh giả. Đồng thời có thể nhìn thấy những gì mà người khác không thấy gọi là ảo thị, ảo khứu... Ngoài ra, người bệnh còn có tình trạng hoang tưởng liên hệ ghen tuông kiện cáo, nghi ngờ… trong nhiều tháng.

Rối loạn hành vi

Người bệnh có cảm giác bị kích động, nảy sinh hành vi đập phá, hò hét, có khi bất động; không nói, không ăn do bị tăng trương lực...

Các dấu hiệu âm tính

Người bệnh tâm thần phân liệt bị cùn mòn cảm xúc; có biểu hiện xa lánh mọi người, đi lang thang, giận dữ vô cớ. Ngôn ngữ trở nên nghèo nàn lời nói không phù hợp hoặc dùng ngôn ngữ bịa đặt, dẫn đến giảm hiệu suất lao động, biến đổi nhân cách, vô cảm, cách ly với xã hội.

Nguyên nhân bệnh tâm thần phân liệt

Đến nay người ta chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh tâm thần nhưng y học nhận thấy có yếu tố di truyền trong bệnh tâm thần.

tâm thần phân liệt

Y học nhận thấy có yếu tố di truyền trong bệnh tâm thần

Cụ thể là những người trong gia đình có người bị tâm thần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Kèm theo đó là việc sử dụng chất kích thích căng thẳng lo lắng kéo dài là càng dễ dẫn đến bị tâm thần. Về lâu dài, mọi chất kích thích đều làm giảm khả năng tập trung, tăng nguy bị bệnh. Đối với trường hợp di truyền gần như không thể phòng tránh mà cần hạn chế những yếu tố nguy cơ khác như dinh dưỡng tập luyện

Xác định sớm biểu hiện để phòng tránh bệnh tâm thần phân liệt

Những biểu hiện bất thường về tâm lý như rối loạn giấc ngủ, dễ vui dễ buồn dễ nóng tính, cáu gắt ăn uống kém ngon miệng khó thở đau ngực chóng mặt đều có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh tâm thần.

Tuy nhiên để xác định đúng tình trạng bệnh, cần phải đến bệnh viện chuyên khoa để được khám và điều trị.

Yếu tố thời tiết: Có người dễ mắc bệnh trầm cảm vào mùa đông. Thời tiết thay đổi tác động đến tâm sinh lý tính cách của con người là có nhưng không phải mọi thay đổi đều là triệu chứng của bệnh tâm thần.

Yếu tố dinh dưỡng: thiếu vitamin B1 dễ gây suy giảm trí nhớ thường gặp ở người nghiện rượu Người bệnh tâm thần cần bổ sung chế độ ăn nhiều rau quả, ăn đa dạng thực phẩm, hạn chế ăn đường món ăn nhiều chất béo.

Các cách phòng tránh tâm thần phân liệt:

tâm thần phân liệt

Cách phòng tránh bệnh tâm thần dễ nhất là hạn chế sử dụng chất kích thích và ăn uống đủ dinh dưỡng

Cách phòng tránh dễ thực hiện nhất là hạn chế sử dụng chất kích thích, ăn uống đủ dinh dưỡng tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài.

Các bài tập thể dục rất có lợi cho bệnh nhân tâm thần, đặc biệt là yoga thiền Các nghiên cứu gần đây cho thấy tập yoga thường xuyên giúp cải thiện trí nhớ nâng cao khả năng tập trung.

Yoga giúp thanh lọc các bộ phận trong cơ thể, bài trừ năng lượng xấu, xua tan cảm giác mệt mỏi mang tới giấc ngủ ngon và sâu, là bài tập hỗ trợ chữa bệnh tâm thần hiệu quả.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc truyền thống, y học đang phát triển phương pháp tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường.

Bí kíp phòng tránh rối loạn tâm lý ở người trẻ

tâm thần phân liệt

Giáo dục lòng vị tha cho giới trẻ để phòng tránh rối loạn tâm lý

Giáo dục lòng vị tha cho giới trẻ để phòng tránh rối loạn tâm lý: Bệnh tâm thần ở người trẻ đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là thanh thiếu niên đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách. Các em luôn muốn khẳng định bản thân, tự quyết định cuộc sống của mình, muốn thoát khỏi vòng tay cha mẹ, hay thầy cô giáo trong khi bản thân các em còn chưa được trang bị đày đủ kỹ năng sống, thiếu trải nghiệm. Do đó các bạn trẻ rất nhạy cảm, dễ bùng nổ, tò mò, mạo hiểm và cũng dễ dẫn đến tình trạng chán nản khi gặp thất bại.

Để phòng tránh rối loạn tâm lý ở lứa tuổi vị thành niên, gia đình, nhà trường cần có kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi đặc biệt này. Qua đó cung cấp cho các em đầy đủ thông tin, kiến thức, về kỹ năng sống, giúp các em sớm thích nghi và vượt qua giai đoạn khó khăn ở lứa tuổi dậy thì Đồng thời hướng các em vào những hoạt động thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh. Song song với việc đào tạo kiến thức hàn lâm, nhà trường cần chú trọng giáo dục lòng vị tha, sống chia sẻ yêu thương để đẩy lùi bệnh tâm thần ở người trẻ.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật