Chậm phát triển tâm thần - Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Chậm phát triển tâm thần là bệnh gì?

Chậm phát triển tâm thần hay còn được gọi là khuyết tật trí tuệ đặc trưng bởi trí thông minh dưới mức trung bình hoặc không có trí tuệ và thiếu các kỹ năng cần thiết cho sinh hoạt thường ngày. Người chậm phát triển tâm thần có thể học và làm các kỹ năng mới, nhưng thường chậm. 

Trường hợp nặng của bệnh thường được chẩn đoán lúc trẻ mới sinh. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận ra con mình bị dạng nhẹ của chậm phát triển tâm thần cho đến khi chúng không phát triển bình thường. Hầu như tất cả các trường hợp, bác sĩ thường chẩn đoán đặc điểm của trẻ khuyết tật trí tuệ trước khi trẻ được 18 tuổi.

Người khuyết tật trí tuệ có những hạn chế trong hai lĩnh vực, bao gồm:

- Chức năng trí tuệ: Còn được gọi là IQ chỉ số này đề cập đến khả năng học hỏi, suy luận, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề của một người

- Hành vi thích nghi: Kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như khả năng giao tiếp hiệu quả, tương tác với những người khác và tự chăm sóc bản thân.

Chậm phát triển tâm thần hay còn gọi là khuyết tật trí tuệ

Chậm phát triển tâm thần hay còn gọi là khuyết tật trí tuệ

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp của chậm phát triển tâm thần bao gồm:

- Không đáp ứng các tiêu chuẩn về trí tuệ

- Ngồi, bò hoặc đi muộn hơn những đứa trẻ khác

- Gặp vấn đề khi học nói chuyện hay gặp khó khăn để nói rõ ràng

- Có vấn đề về trí nhớ

- Không có khả năng hiểu được những hậu quả của các hành động

- Không có khả năng suy nghĩ logic

- Có hành vi không phù hợp với lứa tuổi của trẻ

- Thiếu sự tò mò

- Khó khăn trong học tập

- IQ dưới 70

- Không có khả năng sống một cuộc sống bình thường do những thách thức trong giao tiếp, chăm sóc bản thân hoặc tương tác với những người khác

Nếu con bạn mắc chậm phát triển tâm thần, chúng có thể sẽ gặp phải một số vấn đề về hành vi sau đây:

- Hiếu chiến

- Phụ thuộc

- Rút khỏi các hoạt động xã hội

- Hành vi gây sự chú ý

- Trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên

- Thiếu kiểm soát xung động

- Thụ động

- Khuynh hướng tự gây thương tích

- Bướng bỉnh

- Tự trọng thấp

- Dễ dàng chấp nhận thất bại

- Rối loạn tâm thần

- Khó khăn trong việc tập trung.

trẻ em khuyết tật trí tuệ nặng hay trầm trọng sẽ có vấn đề sức khỏe khác, bao gồm co giật rối loạn cảm xúc suy giảm khả năng vận động, các vấn đề thị giác hoặc các vấn đề thính giác.

Bệnh được chẩn đoán trước khi trẻ 18 tuổi

Bệnh được chẩn đoán trước khi trẻ 18 tuổi

Nguyên nhân gây chậm phát triển tâm thần

Một só nguyên nhân gây ra bệnh chậm phát triển tâm thần bao gồm:

Bệnh di truyền: Bao gồm những bệnh như hội chứng down và hội chứng suy yếu nhiễm sắt thể X

Các vấn đề xảy ra trong quá trình mang thai: Những vấn đề có thể gây trở ngại cho sự phát triển não bộ của thai nhi bao gồm sử dụng rượu hoặc ma túy suy dinh dưỡng bào thai, một số nhiễm trùng hoặc tiền sản giật

Các vấn đề xảy ra trong khi sinh: Khuyết tật trí tuệ có thể xảy ra nếu bé bị thiếu oxy trong khi sinh hoặc sinh cực non

Bệnh tật hoặc chấn thương: Các nhiễm trùng như viêm màng não ho gà hoặc bệnh sởi có thể dẫn đến khuyết tật trí tuệ. Chấn thương nặng ở đầu, suy dinh dưỡng cực nặng, nhiễm trùng trong não...

Hội chứng Down là nguyên nhân gây bệnh

Hội chứng Down là nguyên nhân gây bệnh

Điều trị kiểm soát bệnh chậm phát triển tâm thần

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh chậm phát triển tâm thần nếu áp dụng các biện pháp sau:

Khuyến khích trẻ độc lập: Hãy để con bạn trải nghiệm những điều mới lạ và khuyến khích trẻ tự làm những việc của mình. Bạn chỉ hướng dẫn khi cần thiết và hãy phản hồi tích cực khi con bạn làm điều gì đó tốt hay làm chủ điều gì đó mới lạ

Để trẻ hòa nhập vào các hoạt động nhóm: Tham gia tổ chức tình nguyện sẽ giúp con bạn xây dựng các kỹ năng xã hội

Theo sát trẻ: Bằng cách giữ liên lạc với giáo viên, bạn sẽ có thể theo dõi sự tiến bộ của con mình và củng cố những gì trẻ được học tại trường bằng cách thực hành tại nhà.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật