Khô miệng là gì? triệu chứng, nguyên nhân và điều trị khô miệng

Khô miệng là bệnh gì?

Khô miệng là tình trạng miệng khô một cách bất thường. Thông thường, khô miệng là do tuyến nước bọt suy giảm bài tiết và tác dụng phụ của thuốc. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến nước bọt cũng có thể gây khô miệng, nhưng trường hợp này ít xảy ra hơn.

Bạn cần có nước bọt để nhai nuốt nếm và nói chuyện tuy nhiên bạn có thể gặp khó khăn với các hoạt động trên khi bị khô miệng Nước bọt cũng giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách trung hòa axit của vi khuẩn hạn chế vi khuẩn phát triển và rửa đi các mẩu thức ăn

Khô miệng rát lưỡi

Khô miệng rát lưỡi

Nếu bạn không có đủ nước bọt và bị khô miệng thì sẽ gặp phải các tình trạng sau đây:

- Tăng mảng bámsâu răng và bệnh nướu răng

- Lở loét miệng

- nhiễm nấm miệng

- Lưỡi dơ

- Lở các góc miệng

- Nứt môi

- Có dinh dưỡng kém do gặp vấn đề khi nhai và nuốt.

Khô miệng nứt môi

Khô miệng nứt môi

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của bệnh khô miệng bao gồm:

- Khô miệng hoặc khô cổ họng

- Thường xuyên khát nước

- Nước bọt sệt và dính

- Hơi thở hôi

- Khó nhai, nói và nuốt

- Cảm giác thay đổi của hương vị

- Thường xuyên sâu răng hơn

- Bệnh nướu răng

Nguyên nhân gây ra khô miệng 

Tác dụng phụ của thuốc Một số thuốc có thể gây khô miệng, bao gồm các loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm đau dây thần kinh lo âu cũng như thuốc kháng histamin thuốc thông mũi thuốc giãn cơthuốc giảm đau

Tác dụng phụ của một số bệnh và nhiễm trùng bao gồm hội chứng sjogren HIV/AIDS bệnh Alzheimer tiểu đường thiếu máu xơ nang viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp bệnh Parkinson đột quỵbệnh quai bị.

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Thuốc hóa trị và xạ trị có thể thay đổi bản chất và lượng nước bọt được sản xuất.

Tổn thương thần kinh. Chấn thương hoặc phẫu thuật gây tổn thương thần kinh vùng đầu và cổ cũng có thể dẫn đến khô miệng.

Bổ sung đủ nước để tránh tình trạng khô miệng

Bổ sung đủ nước để tránh tình trạng khô miệng

Điều trị khô miệng

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- uống nước hoặc đồ uống không đường cả ngày để làm ẩm miệng và uống nước trong bữa ăn để hỗ trợ cho nhai và nuốt

- Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường. Hãy cẩn thận với xylitol vì bạn có thể bị tiêu chảy hoặc chuột rút nếu tiêu thụ với số lượng lớn

- Hãy thử dùng nước bọt thay thế có chứa carboxymethylcellulose hoặc hydroxyethyl cellulose

- Thở bằng mũi thay vì bằng miệng

- Ta độ ẩm không khí vào ban đêm với máy tạo độ ẩm phòng

- Giữ ẩm môi để làm dịu vùng da khô hay nứt

- Sử dụng kem đánh răng nước súc miệng có chứa fluoride và khám nha khoa thường xuyên

- Tránh chất caffeine rượu bánh kẹo và đường hoặc các loại thực phẩm có tính axit.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật