Tật nói lắp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị nói lặp

Nói lắp là gì?

Nói lắp là rối loạn ngôn ngữ mà âm tiết từ được lặp đi lặp lại hoặc kéo dài, làm gián đoạn lời nói. Những gián đoạn này có thể đi kèm với các hành vi thể hiện sự căng thẳng chẳng hạn như nhấp nháy mắt hoặc run môi.

Nói lắp gây khó khăn trong giao tiếp với người khác, thường ảnh hưởng đến chất lượng sống. Những người nói lắp biết họ muốn nói gì, nhưng lại gặp khó khăn khi giao tiếp.

Nói lắp thường gặp ở trẻ nhỏ khi học nói. Trẻ có thể nói lắp do khả năng ngôn ngữ không đủ phát triển để theo kịp với nội dung. Hầu hết trẻ em sẽ hết nói lắp khi lớn. Tuy nhiên, đôi khi bệnh là tình trạng mạn tính kéo dài đến tuổi trưởng thành, tác động đến lòng tự trọng bản thân và quan hệ với những người khác.

Nói lắp thường xuất hiện ở trẻ đang tập nói và dần được khắc phục khi trẻ đã lớn

Nói lắp thường xuất hiện ở trẻ đang tập nói và dần được khắc phục khi trẻ đã lớn

Triệu chứng thường gặp

- Khó khăn khi bắt đầu nói một từ, câu hoặc cụm từ

- Kéo dài một từ hoặc âm

- Lặp lại một âm thanh, âm tiết hoặc từ

- Im lặng một lúc khi không thể phát âm rõ

- Thường nói những lời thừa như "um" nếu gặp khó khăn để nói từ kế tiếp

- căng thẳng quá mức, phải nhăn cơ mặt hoặc dùng tay chân để diễn tả từ muốn nói

- lo âu về giao tiếp

- Hạn chế giao tiếp hiệu quả.

- Nháy mắt nhanh

- Run môi hoặc hàm

- Mặt nhăn nhó

- Gật hay lắc đầu mạnh

- Siết chặt nắm đấm

Nói lắp có thể nghiêm trọng hơn khi bạn đang vui mừng mệt mỏi căng thẳng hoặc cảm thấy tự ti, vội vã stress Tình huống như nói trước đám đông hoặc nói chuyện trên điện thoại có thể đặc biệt khó khăn đối với những người nói lắp.

Nói lắp gây hạn chế trong giao tiếp

Nói lắp gây hạn chế trong giao tiếp

Nguyên nhân nói lắp

Bất thường trong kiểm soát lời nói: Một số bằng chứng cho thấy những bất thường trong việc kiểm soát cơ nói, chẳng hạn như mất phối hợp thời gian, cảm giác và vận động

Di truyền: nói lắp có xu hướng di truyền trong gia đình có thể là kết quả của bất thường di truyền ở các trung tâm ngôn ngữ não

Các bệnh khác: Nói lắp đôi khi có thể do đột quỵ chấn thương hoặc tổn thương não gây ra

Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Trong một số trường hợp hiếm, chấn thương tình cảm có thể dẫn đến nói lắp.

Khắc phục tật nói lắp

Chăm chú lắng nghe: duy trì giao tiếp tự nhiên bằng Mắt khi trẻ nói;
Chờ trẻ phát âm từ mà con muốn nói, đừng la mắng hay chen vào để hoàn thành câu

Dành thời gian nói chuyện với con bạn mà không có bất cứ sự can thiệp nào: Các bữa ăn có thể là cơ hội tốt để trò chuyện

Cha mẹ cần kiên trì cùng con tập luyện và không quên khuyến khích con

Cha mẹ cần kiên trì cùng con tập luyện và không quên khuyến khích con

Nói chậm và thong thả: Nếu bạn nói theo cách này, con bạn sẽ thường xuyên làm như vậy, điều này giúp bé giảm nói lắp

Tăng cường đối thoại: Cần khuyến khích tất cả mọi người trong gia đình lắng nghe và thay phiên nhau nói chuyện với trẻ

Giữ bình tĩnh: tạo ra một bầu không khí thoải mái ở nhà để trẻ có thể nói chuyện tự do

Không tập trung vào tật nói lắp của con mình: Cố gắng không chú ý tới tật nói lắp trong giao tiếp hàng ngày. Không gây cảm giác cấp bách, áp lực hoặc đòi hỏi con bạn nói chuyện trước mặt người khác

Khen ngợi nhiều hơn thay vì chỉ trích. Nếu bạn sửa lời nói của trẻ, nên có thái độ nhẹ nhàng, tích cực

Chấp nhận con người của trẻ: Đừng phản ứng tiêu cực, chỉ trích hay trừng phạt con mình vì tật nói lắp, điều này làm trẻ cảm giác bất an và tự ti. Bạn cần hỗ trợ và khuyến khích trẻ để tạo ra một sự khác biệt lớn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật