Bệnh nghiến răng ở trẻ em và những điều mà các mẹ nên lưu ý

Nghiến răng khi ngủ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em Với bệnh nghiến răng ở trẻ em thường xuất hiện khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này.

Nguyên nhân bệnh nghiến răng ở trẻ em

+ Khi răng cửa (ở cả hàm trên và hàm dưới) bắt đầu mọc thì trẻ cũng bắt đầu nghiến răng. Thông qua động tác cọ răng vào nhau như thế này, trẻ sẽ dần tìm ra vị trí cắn dễ chịu nhất cho mình, đồng thời điều chỉnh vị trí của cằm và đảm bảo khoảng cách giữa các răng sao cho thích hợp nhất.

Bệnh nghiến răng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây nên

Bệnh nghiến răng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây nên

Trẻ thích khám phá răng mới mọc: Trước khi mọc răng miệng bé vẫn trống, nên khi những con răng xuất hiện trẻ muốn tò mò khám phá. Sự cọ xát hay nghiến răng ở trẻ em chính là cách bé kiểm tra răng và bé sẽ tiếp tục hành động này trong khi ngủ.

+ Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Nguyên nhân gây nghiến răng ở trẻ em không liên quan đến stress giống như người lớn Mà đơn giản chỉ là một hiện tượng sinh lý cần thiết cho quá trình phát triển ở trẻ.

Bệnh lý này không hẳn có liên quan đến stress như ở người lớn

Bệnh lý này không hẳn có liên quan đến stress như ở người lớn

Triệu chứng bệnh nghiến răng ở trẻ em

Đa số trẻ bị nghiến răng chỉ thấy có triệu chứng nghiến hay cắn chặt răng trong lúc ngủ. Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ nghiến răng mạnh đến mức có thể: 

+ Nghiến hay cắn chặt răng có thể gây ra tiếng ken két trong lúc ngủ.

+ Mòn răng: Tùy mức độ nghiến răng, thời gian nghiến răng và độ cứng mô răng mà mức độ mòn răng là nhiều hay ít. Mặt tiếp xúc của răng bị mòn thấp xuống trở nên phẳng dẹt. Một số trẻ nghiến các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn ở mặt ngoài răng trước dưới và mặt trong răng trước trên.

+ Những trường hợp nặng men răng bị mòn, để lộ phần lớp ngà bên trong làm trẻ tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.

+ Trẻ có thể bị nhức đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy.

+ Đau tai do co thắt mạnh cơ hàm.

+ Co, căng và đau cơ hàm.

+ Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (cử động khó hoặc phát tiếng kêu).

Hậu quả của bệnh có thể gây rối loạn cơ và khớp thái dương hàm

Hậu quả của bệnh có thể gây rối loạn cơ và khớp thái dương hàm

Hậu quả của bệnh nghiến răng ở trẻ em

Nếu trẻ bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng, việc mọc răng và cơ hàm. Răng sẽ bị mòn, hiện tượng này làm cho những thức ăn có acid và đường bám vào răng nhiều hơn và sâu răng sẽ phát triển. 

Ngoài ra, tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như: Hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm, có thể dẫn đến gãy răng của trẻ, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt của trẻ.

Có thể thấy rằng bệnh nghiến răng ở trẻ em ảnh hưởng xấu đến răng của bé và nó có thể phá hủy trật tự răng. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu nghiến răng ở trẻ bố mẹ nên đưa trẻ đến địa chỉ nha khoa để được khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật