Đau vùng chậu mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Đau vùng chậu mãn tính là bệnh gì?

Đau vùng chậu mãn tính là đau ở vùng dưới rốn và giữa hông có thể kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn cơn đau khác nhau tùy theo mỗi người Ở một số phụ nữ cơn đau chỉ ở mức trung bình và thỉnh thoảng hay tái phát lại Trong một số trường hợp cơn đau lại ở mức độ nghiêm trọng hơn và gây ra một số vấn đề về giấc ngủ làm việc.

Đau vùng chậu mãn tính là đau ở vùng dưới rốn và giữa hông

Đau vùng chậu mãn tính là đau ở vùng dưới rốn và giữa hông

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp của đau vùng chậu mãn tính là:

- Khí hư có màu sắc, kết cấu bất thường hoặc mùi khó chịu

- Đau bụng hoặc đau vùng chậu ở một khu vực cụ thể hoặc rộng hơn

- Đau khi quan hệ tình dục

- Chu kì kinh không thường xuyên hoặc bị mất

- Chuột rútkinh nguyệt nghiêm trọng hơn so với bình thường

- Đi tiểu thường xuyên

- Đau khi đi tiểu

- Đau khi trứng rụng

- Đau khi bạn ấn vào một số khu vực xương chậu

- Đau lưng

- Mệt mỏi

- Sốt

- buồn nôn

Đau lưng, đau bụng là triệu chứng phổ biến của chứng đau vùng chậu mạn tính

Đau lưng, đau bụng là triệu chứng  phổ biến của chứng đau vùng chậu mạn tính

Nguyên nhân gây bệnh đau vùng chậu mãn tính

Một số nguyên nhân gây ra bệnh đau vùng chậu mãn tính bao gồm:

- lạc nội mạc tử cung Đây là một tình trạng khi mô từ lớp lót tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung. Những tế bào mô phản ứng với chu kỳ kinh nguyệt giống như lớp lót tử cung: dày lên, bị phá vỡ và chảy máu mỗi tháng khi mức độ hormone lên hoặc xuống. 

- Căng cứng cơ bắp ở khung chậu: Co thắt hoặc căng cứng trong các cơ sàn chậu có thể làm tái phát cơn đau ở vùng chậu

- Bệnh viêm vùng chậu mạn tính: viêm nhiễm lâu dài có thể gây ra nhiễm trùng và thường lây truyền qua đường tình dục Bệnh có thể gây ra sẹo có liên quan đến cơ quan vùng chậu

- buồng trứng còn sót lại: Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng có thể vô tình bị bỏ lại bên trong và hình thành các u nang gây đau đớn

- U xơ tử cung: Những tình trạng không phải là ung thư của tử cung này có thể gây áp lực hay tạo cảm giác đè nặng ở bụng dưới. 

- Hội chứng kích thích ruột: Đầy hơi táo bón hoặc tiêu chảy có thể là nguyên nhân gây đau vùng chậu

- Hội chứng viêm bàng quang kẽ: Có thể bị đau vùng chậu như khi bị đầy bàng quang tình trạng này có thể được cải thiện tạm thời sau khi bạn làm rỗng bàng quang

- Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu: Tình trạng mở rộng, giãn tĩnh mạch xung quanh tử cung và buồng trứng có thể gây ra cơn đau vùng chậu. 

- Yếu tố tâm lý: Trầm cảm căng thẳng mạn tính, tiền sử lạm dụng tình dục hoặc thể chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau vùng chậu mãn tính. 

Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây hàng đầu gây đau vùng chậu mạn tính

Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây hàng đầu gây đau vùng chậu mạn tính

Điều trị đau vùng chậu mãn tính

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- quan hệ tình dục an toàn

- Làm xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Tránh thụt rửa âm đạo

- Vệ sinh kỹ càng sau khi sử dụng nhà vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo của bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật