Giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì?

Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim, nơi mà tế bào máu có thể lấy oxy.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân

- Chân đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu
 
- Tĩnh mạch xanh và phình ra gây sưng dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối
 
- Da khô và ngứa.

- Tình trạng thay đổi màu da, da mỏng hơn, lở loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) có thể xảy ra gần mắt cá chân.
 
Bệnh giãn tĩnh mạch chân mãn tính
 
Bệnh giãn tĩnh mạch chân mãn tính
 

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân

Do các van tĩnh mạch bị yếu đi và không thể ngăn máu tích tụ. Bệnh không lây nhiễm hoặc thừa hưởng nhưng có di truyền trong gia đình.
 
Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính bao gồm:

- Tuổi tác: Nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tăng dần theo tuổi của bạn do các mạch máu và van điều tiết máu trong mạch dần dần bị thoái hóa.
 
- Giới tính: Phụ nữ đang trải qua sự thay đổi hormone do mang thai, điều trị bằng liệu pháp thay hormone và dùng thuốc tránh thai. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mãn kinh.
 
- Tiền sử gia đình: Trong gia đình bạn từng có người bị giãn tĩnh mạch;
 
- Béo phì: huyết áp cao và xơ vữa mạch máu do bị thừa cân sẽ khiến bạn không chỉ bị giãn tĩnh mạch mà còn tăg nguy cơ nhiều bệnh tim mạch khác;
 
- Đứng hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài.
 
Giãn tĩnh mạch chân do các yếu tố tuổi tác, giới tính
 
Giãn tĩnh mạch chân do các yếu tố tuổi tác, giới tính

Điều trị

Điều trị giãn tĩnh mạch có ba phương pháp chủ yếu là:

- Mang vớ y khoa dành cho bệnh giãn tĩnh mạch
 
- Liệu pháp xơ hóa: Bác sĩ tiêm dung dịch làm cứng vào tĩnh mạch bị giã Dung dịch khiến cho tĩnh mạch suy sụp và điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch khác khỏe hơn;
 
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cho giãn tĩnh mạch thường là ca phẫu thuật nhỏ (tiểu phẫu). Các mạch máu sẽ được lấy ra hoặc thắt lại để ngưng cung cấp má. Có nhiều cách thực hiện phẫu thuật như phẫu thuật laser, cắt đốt trị liệu, phẫu thuật nội soi và các thủ thuật khác.
 

Cách hạn chế giãn tĩnh mạch chân

Những việc nên làm để có thể hạn chế diễn tiến của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính bao gồm:

- Tập thể dục (đi bộ) đều đặn và giảm cân
 
- Nâng chân lên cao khi ngồi và tránh đứng một chỗ trong thời gian dài
 
- Mang vớ y tế mỗi ngày.
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật