Những điều cần biết về bệnh tai do bơi lội và thuốc chữa

Bơi lội là sở thích của rất nhiều người vào mùa hè. Tuy nhiên, bơi lội cũng là nguồn gốc gây nên hay làm trầm trọng thêm một số bệnh về tai nếu không bơi ở nơi nước sạch hay chưa thực hiện tốt một số biện pháp tự bảo vệ.

Nhỏ thuốc chữa bệnh ở tai do bơi lội cần thận trọng tránh ngộ độc tai.

Nhỏ thuốc chữa bệnh ở tai do bơi lội cần thận trọng tránh ngộ độc tai.

Nút ráy tai do nước

Khi đi bơi mà có cảm giác bị ù tai nghe kém thì có thể do ráy trong tai nhiều khi gặp nước bị nở ra. Theo thói quen, bạn sẽ cho dụng cụ như tăm bông để ngoáy vào tai. Điều này sẽ có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng ngoài ý muốn như viêm ống tai ngoài, rách ống tai ngoài, thủng màng nhĩ…

Để tránh tình trạng này, trước khi đi bơi, bạn nên sử dụng một số chất xịt rửa tai dạng phun sương để tránh tình trạng nở ra của nút ráy. Phun sương vệ sinh tai được bào chế theo Modun 3-4 thuộc nhóm các chế phẩm cơ bản của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã được khuyến cáo sử dụng. Phun sương vệ sinh tai có cơ chế tác động nhanh chóng khử bỏ độ dính, làm tan ráy tai nút ráy tai bị dính trong ống tai hoặc màng nhĩ, giúp làm sạch dễ dàng lại rất an toàn. Sau khi làm sạch, thuốc để lại trên da ống tai một lớp màng mỏng dung dịch bôi trơn có thuộc tính hóa lý tương đồng với các thuộc tính tự nhiên của dịch ráy, giúp hồi phục khả năng tự đào thải ráy, chống tích tụ ráy, hết ngứa sâu trong ống tai, giúp ổn định thính giác lâu dài, làm gia tăng giá trị thẩm mỹ cá nhân.

Việc sử dụng phun sương vệ sinh tai rất dễ dàng và thuận tiện, chỉ cần vài thao tác đơn giản: đặt vòi phun tại cửa ống tai, nhấn đầu bơm để phun sương dung dịch vào trong ống tai, chờ 1 phút, rồi nghiêng đầu cho dịch chảy ra, sau đó dùng tăm bông đặt nhẹ vào thành dưới ống tai ngoài, vuốt nhẹ từ trong ra ngoài sẽ làm sạch được ống tai.

Phun sương vệ sinh tai đang được ứng dụng rộng rãi trong các bệnh viện phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng để vệ sinh ống tai trước khi điều trị tai bị nhiễm vi khuẩn nấm rất hiệu quả cho người tai bị tích tụ nhiều ráy, tai ngứa, nút ráy tai ở trẻ em; Người sống trong môi trường khô, bụi, tiếng ồn; Người thường sử dụng head-phone hoặc máy trợ thính.

Viêm ống tai ngoài do bơi lội

Đây là bệnh rất thường gặp đối với những người thích bơi lội, kể cả trẻ em Lý do là khi bơi, nước thường vào tai gây cảm giác khó chịu nên người bệnh thường lấy tăm bông lau chùi nhiều lần dẫn đến trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai. Khi bơi ở những ao hồ bẩn, nguy cơ viêm tai càng cao. Đối với các trường hợp này có thể điều trị ngoại trú nhưng cần phải có sự thăm khám của bác sĩ. Các thuốc được sử dụng trong trường hợp này tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu ở mức độ nhẹ có thể dùng thuốc nhỏ tai tại chỗ. Nếu nặng phải dùng thuốc kháng sinh kết hợp với giảm đau Cần chú ý, viêm ống tai ngoài rất hay tái phát nên người bệnh không nên duy trì thói quen ngoáy tai khi bơi lội mà nên thực hiện động tác nghiêng đầu về bên tai bị nước vào đồng thời nghiêng người nhảy lò cò cùng phía và kéo vành tai chúc xuống cho nước chảy hết ra ngoài.

Tái phát viêm tai giữa

Đối với người bị viêm tai giữa việc bảo vệ tai để tránh nước có thể vào tai giữa gây viêm là rất quan trọng. Trong trường hợp này có thể dùng nút tai để ngăn ngừa nước. Nếu không may để nước vào tai giữa qua lỗ thủng thì nước nơi bơi có thể đi kèm các hóa chất làm sạch nước gây viêm tai giữa tái phát. Trong trường hợp này, nên đến khám và điều trị bởi bác sĩ Tai mũi họng vì có một số thuốc nhỏ tai có thể gây điếc tai trong không hồi phục.

Các loại thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh dòng aminoside (như polydexa, néodexa…) hiện có bán rất nhiều trên thị trường nhưng người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ. Nguyên nhân do đây là thuốc chỉ được dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài và màng nhĩ kín. Nếu dùng khi màng nhĩ bị thủng, thuốc sẽ qua lỗ thủng vào tai giữa tác động trực tiếp tới các tế bào thính giác ở tai trong dẫn tới điếc hay còn gọi là hiện tượng nhiễm độc tai Mức độ tổn thương của tai trong phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng và phản ứng của từng người.

Nguy cơ điếc do nhiễm độc thuốc có thể xuất hiện ngay khi bắt đầu sử dụng thuốc cho tới khi dừng quá trình điều trị 2-6 tuần. Khởi đầu bệnh nhân thường ù tai và cảm thấy chóng mặt sau đó xuất hiện nghe kém. Một số trường hợp xuất hiện nghe kém đồng thời với ù tai. Sự nhiễm độc này thường xảy ra ở cả hai tai một cách cân xứng, tuy nhiên, trường hợp nhiễm độc do dùng thuốc nhỏ tai thì tổn thương sức nghe chỉ xảy ra ở bên có nhỏ thuốc.

Thăm khám tai mũi họng thường không phát hiện tổn thương ở tai ngoài, màng nhĩ cũng như tai giữa. Chỉ khi đo thính lực đơn âm ta mới thấy ngưỡng nghe bị giảm. Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị điếc do nhiễm độc thuốc như dùng máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai nhưng mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định. Do đó, người bệnh cần có những biện pháp ngăn ngừa viêm tai giữa và nhất là bỏ thói quen tùy tiện dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật