Buộc garo là gì? Nguyên tắc đặt garo cầm máu bạn cần biết

Cầm máu garo là gì?

Garo là phương pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Nếu thực hiện garo không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.

Khi xoắn chặt một dây garo vào chi, các mạch máu lớn, nhỏ và các cơ đều bị đè ép. Một garo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông của máu từ trên xuống dưới và ngược lại. Một garo không thể để lâu quá 1 đến 2 giờ vì đoạn chi này sẽ bị hoại tử hoàn toàn nếu bị thiếu máu nuôi quá 60-90 phút, người làm cấp cứu cần ý thức được việc này.

Buộc garo để cầm máu

Buộc garo để cầm máu

Chỉ định đặt garo

- Vết thương bị cụt chi tự nhiên, hoặc chi thể bị đứt gần lìa.

- Chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được.

- Vết thương tổn thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu tạm thời trên mà không có kết quả.

- Vết thương chảy máu ồ ạt ở chi trong chiến đấu ác liệt; khẩn trương mà quân y cần phải xử trí nhanh chóng khi không có điều kiện làm băng chèn.

- Vết thương mà người bị thương và đồng đội không biết cách băng chèn, bắt buộc phải đặt garô.

- Buộc garo khi nơi xảy ra tai nạn ở gần trung tâm phẫu thuật.

- Buộc garo tạm thời trong một thời gian ngắn để mổ xử trí vết thương.

- Buộc garô khi bị rắn độc cắn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật