Các bạn có biết điều kiện sống ảnh hưởng đến bệnh gút

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, không chọn lọc đã khiến bệnh nhân gút ngày một nhiều.

Bệnh gút (gout) ban đầu được phát hiện ở những người có mức sống cao (vua, chúa). Thực tế hiện nay, điều kiện sống và mức sống nâng cao đã ảnh hưởng làm gia tăng bệnh gút. 

Điều kiện sống ảnh hưởng đến bệnh gút thể hiện qua 3 khía cạnh. Một là các yếu tố làm gia tăng bệnh, hai là làm giảm hoặc ngăn chặn sự bộc lộ bệnh gút ở những người có uric máu cao, ba là thực trạng của việc hiểu biết và ngăn ngừa bệnh gút trong cộng đồng.

1. Các yếu tố làm gia tăng bệnh

Làm tăng bệnh hoặc khởi phát bệnh tiềm tàng sẵn có trong cơ thể.

- Bia rượu: Điều kiện và mức sống tăng nhanh làm gia tăng đáng kể việc uống bia rượu

Uống nhiều bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút việc uống rượu nhiều sẽ làm tăng sinh axít lactic,  axít lactic là sản phẩn chuyển hóa trung gian của ethanol (rượu), chúng tranh chấp đào thải với axít uric, làm cho lượng axít uric đào thải qua thận giảm từ đó làm tăng axít uric trong máu và lắng đọng tinh thể urat tại khớp gây viêm khớp trong bệnh gut. Lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2013 là 3 tỷ lít.

- Chế độ ăn uống: Dinh dưỡng trong bữa ăn của người Việt đã thay đổi rất nhiều trong thập kỷ vừa qua.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, không chọn lọc đã khiến bệnh nhân gút ngày một nhiều, những người ăn nhiều thức ăn giàu purin sẽ làm tăng tình trạng tăng axít uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gút, làm nhanh tái phát các cơn gút, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gút mạn. 

Những thực phẩm có gốc purin:

- Hải sản, các loại thịt có màu đỏ: thịt trâu thịt bò thịt dê…, các loại rau có màu đỏ như rau dền đỏ rau đay đỏ... 

- Phủ tạng động vật: lưỡi, lòng tim gan thận, óc…

- Các loại trứng phát triển thành phôi: như trứng vịt lộn trứng chim cút lộn.

2. Các yếu tố góp phần làm hạn chế bệnh

- Truyền thông nâng cao nhận thức: Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế bia rượu, hạn chế các thức ăn giàu purin làm giảm bệnh gút, kiểm soát bệnh gút có hiệu quả.

- Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung: như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axít uric. Nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải axít uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận

Các loại rau xanh nên có trong bữa ẳn của người bệnh gút:

Các thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axít uric

Các thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axít uric

- Rau cần, cải bắp, củ cải, khoai tây, dưa hấu, nho: giầu các sinh tố khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin

- Súp- lơ, bí xanh: Chứa ít nhân purin (100g có dưới 75mg), 

- Dưa chuột: có khả năng thanh nhiệt giải độc, tăng bài tiết axít uric qua đường nước tiểu

- Cải xanh: có tác dụng lợi tiểu, thích hợp cho người bệnh gút

- Sữa bò: là loại thực phẩm giầu chất dinh dưỡng nhưng chứa ít nhân purin 

- Khám bệnh tổng quát:  Điều kiện sống nâng cao, làm tăng  nhanh số người có điều kiện khám bệnh tổng quát định kỳ phát hiện sớm tình trạng tăng axít uric làm giảm đáng kể bệnh nhân gút. Việc khai trương các phòng khám kỹ thuật cao phân bổ đều trên các địa bàn và có những gói mời khám bệnh giá rẻ (300.000 – 350.000 đồng) cũng đủ kiểm tra được đường huyết uric máu lipid máu có tác dụng không nhỏ hạn chế bệnh nhân gut.

3. Thực trạng việc ngăn ngừa bệnh gút trong cộng đồng

- Sự thay đổi thói quen ăn uống: 

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, thị hiếu, quảng cáo... thói quen ăn uống của một bộ phận lớn dân cư thay đổi theo hướng thức ăn nhanh chế biến sẵn, bữa ăn công nghiệp, cơm văn phòng... những bữa ăn này thuận tiện nhưng không kiểm soát những thực phẩm giầu nhân purin làm gia tăng bệnh gút.

- Nhận thức hiểu biết về bệnh: Các đối tượng xã hội nhận thức về bệnh không đồng đều:

- Người giầu có kinh tế khá giả có nhận thức rõ và sâu về bệnh, thường xuyên áp dụng biện pháp dự phòng ngăn ngừa bệnh gút tốt, có điều kiện thực hiện ăn uống có kiểm soát, khám bệnh định kì, tiếp nhận tốt các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Đối tượng lao động nặng nhọc, thu nhập thấp hơn, nhận thức và hiểu biết để ngăn ngừa bệnh kém hơn, ít thực hiện các chế độ ăn uống chọn lọc để ngăn ngừa bệnh, ít có điều kiện chăm lo sức khỏe cho mình. Đồng thời còn tồn tại quan niệm cho rằng: bệnh gút là bệnh của người giầu, mình nghèo thì cần gì phải kiêng khem, ăn uống buông lỏng. Người thu nhập thấp thường sử dụng các thực phẩm giá mềm, đó là những thực phẩm bị chê là làm tăng mỡ máu tăng uric máu nên giá hạ hơn.

Như vậy, điều kiện sống toàn xã hội được nâng cao làm tăng nhanh bệnh nhân gút, nhưng quan niệm ‘bệnh gút là bệnh của người giàu’ có xu thể đảo cực, bệnh gút không còn là bệnh của người giàu nữa mà là ‘Bệnh gút là bệnh của người không giàu có lối sống ăn uống không kiểm soát’.

BS. Đỗ Hữu Thảnh

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật