Loại bỏ những thói quen khiến bạn dễ mắc bệnh giun sán

Hãy loại bỏ những thói quen thiếu an toàn về ăn uống, sinh hoạt thường ngày dưới đây để không bị nhiễm bệnh giun sán bạn nhé!

Nhiễm giun sán là bệnh lý thường gặp ở nước ta, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng. Đặc biệt, mới đây, một người đàn ông ở Ninh Bình đã nôn ra một búi sán lá ruột khi đến bệnh viện chữa trị xơ gan Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do các thói quen về ăn uống sinh hoạt thiếu an toàn của người dân.

Ăn thực phẩm không nấu chín

Do tập quán về ẩm thực rất nhiều người thường có thói quen thích ăn một số loại thực phẩm còn sống hoặc chỉ chế biến tái, tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bạn dễ mắc bệnh giun sán hơn.

Đối với các loại rau không chỉ rau mọc dưới nước như: rau cần, rau rút cải xoong củ ấu mà những loại rau trồng cạn như rau cải rau xà lách rau thơm… do được bón, tưới bằng phân động vật hoặc nước bẩn nên cũng đều rất dễ bị ấu trùng sán lá bám vào.

Mỗi người không nên ăn đồ sống hoặc chế biến tái

Mỗi người không nên ăn đồ sống hoặc chế biến tái

Những món ăn chế biến từ động vật như: gỏi cá, hàu sống, tiết canh, thịt trâu, bò tái, cua nướng… cũng tiềm ẩn nguy cơ chứa các loại ấu trùng ký sinh trùng như sán lá phổi sán lá gan sán dây bò, sán lợn. Đây là những loại ký sinh trùng cực kì nguy hiểm, khi đi vào cơ thể có thể gây nên tử vong.

Để có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh giun sán từ thói quen ăn uống này, cần phải rửa rau thật sạch, có thể rửa bằng nước sục ozon hoặc rửa bằng nước thường và dưới vòi nước chảy mạnh thay vì rửa trong chậu. Đặc biệt, mỗi người nên tự bảo vệ bản thân bằng thói quen ăn chín, uống sôi.

Không tẩy giun

Hiện nay, có rất nhiều người không có thói quen tẩy giun hoặc chỉ tẩy giun cho trẻ em Tuy nhiên, trên thực tế nhiễm giun sán là một bệnh lý mà tất cả mọi người đều có thể mắc phải và tác hại do bệnh gây ra là như nhau. Trẻ em nhiễm giun nặng thường gầy yếu, còi cọc sức đề kháng kém, chậm phát triển trí tuệ phụ nữ mang thai nếu nhiễm giun nặng sẽ gây nên thiếu máu thiếu chất, dẫn đến sảy thai Do đó, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng phải tẩy giun định kì để bảo vệ sức khỏe  

Các gia đình nên hình thành thói quen tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở cả trẻ em và người lớn, sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm giun sán.

Tẩy giun định kỳ là biện pháp phòng giun sán

Tẩy giun định kỳ là biện pháp phòng giun sán

Chơi đùa cùng thú nuôi

Động vật là vật chủ của các loại ấu trùng ký sinh trùng nguy hiểm, nên thói quen chơi đùa cùng các loại thú nuôi cũng là một nguồn lây nhiễm giun sán trứng của các loài giun, sán này được bài tiết qua đường phân của vật nuôi và tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài như đất, nước uống, thức ăn, cỏ... trở thành nguồn lây bệnh cho con người. Đặc biệt là các em nhỏ, sau khi chơi đùa, ôm ấp, thậm chí là hôn vật nuôi thường không chú ý đến việc vệ sinh cơ thể.

Do vậy, để tránh nhiễm bệnh giun sán, những người nuôi thú cần phải lưu ý: tắm rửa thú nuôi thường xuyên, tiêm phòng bệnh và tẩy giun sán định kì 6 tháng/lần cho thú nuôi, không cho thú nuôi ăn thực phẩm sống. Đối với bản thân người nuôi thú thì cần chú ý rửa tay sau khi ôm thú nuôi và trước khi ăn, không ôm hôn, ngủ chung với thú nuôi.

Lười vệ sinh cá nhân và môi trường

Đây là thói quen gây nên rất nhiều các căn bệnh về da, đường tiêu hóa và đặc biệt là nhiễm giun sán vì ấu trùng giun, sán có khả năng xâm nhập cơ thể, nhất là những vùng da hở, đang xước xát hoặc bị thương.

Do đó, một trong những biện pháp để phòng bệnh giun sán hiệu quả là giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi tiểu, đại tiện, thường xuyên tắm rửa. Đặc biệt, đối với trẻ em thì càng cần phải chú ý hơn, không để trẻ bò lê dưới đất, luôn giữ sạch tay bé vì bé rất thích chơi đùa lại hay ngậm tay vào miệng nên dễ nhiễm bệnh.

Rửa tay thường xuyên giúp bạn phòng giun sán

Rửa tay thường xuyên giúp bạn phòng giun sán

Đối với môi trường xung quanh, cần có những biện pháp vệ sinh như giữ gìn nhà cửa, vườn tược sạch sẽ, quản lý nguồn nước, rác, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ để bón vườn, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn.

Với thực trạng nhiễm giun sán cao đáng báo động như hiện nay ở nước ta thì mỗi người cần có những biện pháp phòng tránh cho riêng mình. Nên loại bỏ ngay những thói quen khiến bạn dễ nhiễm bệnh, xây dựng cho mình một lối sống an toàn và khỏe mạnh.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật