Uống nước đúng cách - một biện pháp bảo vệ sức khỏe trong nắng nóng

Vào mùa nắng nóng, ngoài việc giải nhiệt cho cơ thể bằng các biện pháp làm mát như dùng quạt, điều hòa nhiệt độ, bơi lội, tắm, dinh dưỡng... thì uống nước đúng cách là cách giải nhiệt hiệu quả, tăng sức đề kháng, tạo một cơ thể khỏe mạnh trong tiết trời nắng nóng.

Nắng nóng làm tăng nhu cầu về nước do cơ thể bị mất nước qua da (tăng tiết mồ hôi) và qua phổi (tăng nhịp thở). Mất nước sẽ làm giảm thể tích máu, giảm máu qua thận giảm bài tiết nước tiểu gây rối loạn chuyển hóa trong tế bào, làm tăng urê, tăng các sản phẩm tan trong máu. Mất nước còn giảm đi những chất điện giải quan trọng trong cơ thể. Lúc nắng nóng mồ hôi thoát ra nhiều nên nhu cầu về nước tăng cao, nhất là với những người làm việc nặng hoặc ngoài trời nắng. Lúc này, cơ thể cần nước để bù lại lượng mồ hôi thoát ra nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong cùng một điều kiện lao động như nhau và lượng mồ hôi thải ra cũng tương đương, nhóm người được uống nước đầy đủ, đúng cách sẽ khỏe mạnh hơn, năng suất lao động cao và trạng thái mệt mỏi đến chậm hơn... Còn ở nhóm uống nước hạn chế và nhóm uốn g nước không đúng cách (uống liền một lúc nhiều nước, để khát lâu mới uống...), cảm giác mệt mỏi đến nhanh hơn, năng suất lao động giảm.

Phương pháp uống nước

Việc uống nước tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe Một số lời khuyên để giúp cơ thể của bạn luôn khỏe mạnh khi biết uống nước đúng cách trong mùa hè

Uống nước chậm từ từ: Trời nóng, đi ra ngoài về, cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường tu luôn một cốc nước thật đầy. Tuy nhiên đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng ra, tăng gánh nặng cho tim Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn vừa chạy về hoặc làm việc nặng...

Uống nước đầy đủ và đúng cách - một biện pháp bảo vệ sức khỏe trong nắng nóng.

Uống nước đầy đủ và đúng cách - một biện pháp bảo vệ sức khỏe trong nắng nóng.

Uống nhiều nước một lúc sẽ khiến mồ hôi bạn đổ ra liên tục, dẫn đến cơ thể thiếu các chất điện giải như kali natri Từ đó cảm giác khát lại càng tăng. Chưa kể sẽ khiến bụng bị chướng, bị sặc và có thể bị nấc cụt Do vậy giải pháp tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm nhỏ.

Uống nước ấm: Trời nóng bức nên nhu cầu uống nước mát lạnh là thiết thực. Tuy nhiên thói quen uống nước đá, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (do nước đá được làm từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh) mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng viêm phổi Vì vậy, nên uống nước ấm. Nhiệt độ của nước thích hợp nhất là 10 đến 30 độ C.

Uống nước ngay sau khi thức dậy: Khi ngủ dậy sau khi đánh răng rửa mặt bạn hãy uống ngay 1 ly nước rồi mới ăn sáng Bởi uống nước lúc này sẽ giúp bổ sung nước cho cơ thể sau một giấc ngủ dài, vừa tỉnh ngủ lại tốt cho cơ thể sau một đêm không được ngụm nước nào. Uống nước vào sáng sớm còn có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa, các thức ăn còn dư lại ở dạ dày sẽ được làm sạch.

Hãy uống nước trước bữa ăn 30 phút: Uống quá nhiều nước trong và ngay sau bữa ăn sẽ làm pha loãng hoặc giảm hoạt tính của các men tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên uống nước 30 phút trước bữa ăn sẽ làm sạch và trơn hệ tiêu hóa giảm cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn trong bữa ăn. Cung cấp một lượng nước vừa phải trước bữa ăn có thể “đánh thức” cơ quan tiêu hóa trong cơ thể, nhất là với những người mắc bệnh viêm dạ dày đau rát thực quản hay các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Thời gian uống nước tốt nhất là 30 phút trước bữa ăn.

Uống đủ nước và đừng để lúc khát mới uống: Chúng ta thường có thói quen chỉ uống nước khi khát, và khi khát thì uống ừng ực cho đã. Đây là thói quen không tốt cần phải thay đổi bởi vì khi cơ thể cảm thấy khát là lúc cơ thể đã thiếu nước rồi, bạn đã mất đi khoảng 2% nước trong cơ thể.

Việc uống nước đầy đủ, thường xuyên ngay cả khi không khát sẽ giúp con người khỏe mạnh hơn, làm việc tốt hơn và lâu mệt mỏi hơn. Trong khi đó chỉ uống nước khi khát hoặc để khát lâu mới uống sẽ khiến người nhanh mệt mỏi. Còn uống ‘ừng ực” cho thỏa cơn khát sẽ cản trở tiêu hóa, khiến tim đập nhanh khó thở ra mồ hôi lạnh…

Trung bình đối với người trưởng thành cứ 1kg cần tối thiểu 40ml  nước. Ví dụ bạn nặng 50kg thì bạn cần uống 2000ml  nước mỗi ngày. Nhu cầu nước của cơ thể còn tùy thuộc cơ địa và sinh hoạt của mỗi người, vào thời tiết và loại thực phẩm ta ăn. Nếu ăn chế độ nhiều nước như cháo, súp... thì nhu cầu uống nước ít hơn, ngược lại nếu ăn cơm, bánh mỳ, hoặc bữa ăn không có canh thì nhu cầu uống nước tăng lên. Nước cần uống nhiều hơn khi bị sốt cao, mất nước, khi thời tiết nóng, đổ mồ hôi nhiều, khi tập thể thao, khi bị nôn, hay tiêu chảy…

Tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước. Uống nước quá nhu cầu cũng có thể đưa tới tình trạng ngộ độc nước, chẳng hạn khi giảm béo phì theo chế độ ăn và tăng uống nước, thận không kịp bài tiết nước, nước xâm nhập vào tế bào làm mất thăng bằng muối khoáng dẫn đến rối loạn điện giải các chức năng tế bào  bị đình trệ, đưa đến hôn mê và có thể chết người.

Uống nước trước khi vận động nhiều: Trong quá trình tập, cơ thể sẽ mất một lượng nước khá lớn qua đường mồ hôi. Vì vậy, việc uống nước trước đó sẽ giúp cơ thể có được một lượng nước dự trữ, tránh tình trạng mệt mỏi, thiếu nước trong khi vận động. Tuy nhiên tuyệt đối không uống nhiều nước ngay trước khi vận động, điều này sẽ cản trở quá trình vận đông, khiến việc vận động không thu được kết quả mong muốn.

Phân bố đều lượng nước uống trong ngày: Cách uống nước tốt nhất là rải đều lượng nước uống trong ngày. Cách 30 phút lại uống vài ngụm nước, hoặc uống khoảng 50-100ml nước dù không khát. Đặc biệt, với trẻ em, việc cho uống nước rải đều trong ngày sẽ rất tốt cho trẻ.

Những loại nước nào tốt cho sức khoẻ trong mùa hè?

Nước uống có thể là nước máy đun sôi để nguội, nước lọc nước khoáng nước tinh khiết đóng chai sữa nước ép trái cây nước ép rau củ,  nước rau luộc... đều có thể dùng được hàng ngày Để đảm bảo sức khoẻ chúng ta nên tự đun sôi nước sạch để nguội uống hàng ngày, nếu uống nước đóng chai thì phải chọn các hãng có uy tín trên thị trường. Một số thức uống tốt trong mùa hè:

Nước chè xanh: Trong lá chè có nhiều tanin, cafein, glucosid, một ít tinh dầu các vitamin và muối khoáng. Vị chát của tanin trong chè có tác dụng tốt đối với niêm mạc đường tiêu hóa, kìm hãm quá trình gây thối, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích trong ruột hoạt động.

Vitamin C trong lá chè tươi nhiều gấp 4 lần nước cam nước chanh. Còn vitamin P trong chè xanh (những flavonoid) có tác dụng giảm thẩm thấu mao mạch làm tăng độ bền chắc của mạch máu giữ cho mạch máu mềm mại. Trong chè còn có các chất khoáng kể cả các yếu tố vi lượng như sắt, iốt, đồng, fluor... dưới dạng các hợp chất dễ hòa tan, rất cần cho cơ thể.

Nước ép trái cây tươi: Nước cam quýt, bưởi dưa chuột táo dưa hấu bí đao… có nhiều vitamin c caroten và các chất có hoạt tính vitamin P, các acid hữu cơ (như acid citric, acid tartric, acid malic...) tạo nên vị chua của quả, khi uống không nên cho thêm đường, loại nước quả ép này vừa cung cấp nước lại cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể làm xóa tan những mệt mỏi, tăng cường chức năng hoạt động của não và làm khỏe mạnh những mạch máu, giúp lưu thông khí huyết tốt trong cơ thể người.

Nước ép rau má: rau má vẫn được dùng làm vị thuốc nhuận gan giải độc, lợi tiểu, trị rôm sẩy... và giải khát. Rau má nên rửa sạch rồi ép lấy nước uống là tốt nhất.

Sữa đậu nành không đường: Cũng là nước uống và thức ăn bổ dưỡng vừa cung cấp nước, cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng khác.

Nước rau luộc: Loại nước này cũng rất tốt cho cơ thể vì cung cấp các vitamin và khoáng chất.

Loại nước uống nào nên hạn chế

Nước khoáng: Là nước uống có chứa các chất khoáng như natri, kali, can-xi, ma-giê... Các loại nước khoáng do chứa thêm các chất khoáng nên phải dùng đúng lúc, đúng đối tượng, không được sử dụng bừa bãi. Các loại nước khoáng thiên nhiên thường có nồng độ khoáng không quá cao nên những người trưởng thành có chức năng thận tốt có thể sử dụng được.

Nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời bị mất nhiều mồ hôi người bị tiêu chảy cấp để bù các ion khoáng cho cơ thể bị mất qua mồ hôi và phân trong thời hạn ngắn vài giờ sau mất nước, sau đó vẫn nên dùng nước tinh khiết để bù nước cho cơ thể.

Đối với người bình thường (không bị mất chất khoáng nhiều như những đối tượng kể trên) không khuyến khích dùng nước khoáng thường xuyên, mặc dù nếu thận hoạt động tốt những chất khoáng thừa vẫn được thải ra ngoài. Người bệnh thận có chức năng thải khoáng kém cũng không nên uống nước khoáng vì những chất khoáng dư thừa sẽ tích lũy lại trong người và gây rối loạn nhịp tim tăng huyết áp phù...

Không nên uống vì có thể gây thừa cân béo phì

Không nên uống vì có thể gây thừa cân béo phì

Các loại nước ngọt có ga: Không nên uống vì có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng biếng ăntrẻ em vì cung cấp calo rỗng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật