Thuộc lòng những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời của bí đao

Tìm hiểu về bí đao

Bí đao hay bí phấn hoặc bí xanh danh pháp hai phần: Benincasa hispida là loài thực vật thuộc họ Bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu lên như một loại rau

Bản địa của bí đao là vùng Đông Nam Á nhưng nay phổ biến trồng khắp từ Nam Á sang Đông Á. Cây bí đao cần sức nóng mới mọc nhưng trái của nó thì chịu được nhiệt độ thấp, có thể để qua mùa đông mà không hư mặc dù dây bí đao chỉ mọc năm một, đến đông thì tàn. Lá bí đao xòe, hình bầu có lông giáp, bề ngang 10–20 cm. Hoa bí đao sắc vàng, mọc đơn.

Quả bí đao màu xanh lục có lông tơ

Quả bí đao màu xanh lục có lông tơ 

Khi còn non, quả bí đao màu xanh lục có lông tơ. Với thời gian quả ngả màu nhạt dần, lốm đốm "sao" trắng và thêm lớp phấn như sáp. Quả bí đao già có thể dài đến 2m, hình trụ, trong có nhiều hạt dáng dẹt. Bí đao thường trồng bằng giàn nhưng cũng có thể để bò trên mặt đất như dưa.

Những bài thuốc chữa bệnh từ bí đao

- Vỏ bí đao: chứa nhiều vitamin và khoáng nên muốn ăn thì thu hái khi quả còn non, khoảng vào ngày thứ 30. Vỏ bí đao dùng làm thuốc chữa các bệnh sau:

Bài 1: Ung nhọt ngoài da: vỏ bí đao 20g hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g mật ong một ít. Nấu lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tiếp 7 ngày.

Bài 2: Thanh nhiệt giải độc , dưỡng âm, cầm máu: vỏ bí đao đậu đỏ mỗi thứ lượng thích hợp. Sao sơ, đổ nước vào nấu uống thay trà.

Bí đao chữa ung nhọt ngoài ra

Bí đao chữa ung nhọt ngoài ra

Bài 3: Phong nhiệt, táo nhiệt, ho: vỏ bí đao 15g mật ong một ít, chưng nóng ăn mỗi ngày 2 lần.

Bài 4: Viêm tuyến tiền liệt, tiểu nhiều lần: vỏ bí đao 50g, đậu tằm 60g, nước 3 bát. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, cùng với 3 bát nước, sắc còn 1 bát, bỏ bã dùng uống (nếu người bệnh dị ứng với đậu tằm thì không dùng bài thuốc này).

Bài 5: Phù khi có thai: Bí đao cả vỏ lượng tùy ý, muối vừa ăn. Nấu nhừ để ăn. Công hiệu kiện tỳ, hành thủy, an thai. Chủ trị phụ nữ bị phù thũng khi mang thai do tỳ hư thấp trở.

- Hạt bí đao:

Bài 1: thuốc trường thọ: Theo Lý Thạc đời Tống (Trung Quốc) ăn lâu dài hạt bí đao (đông qua nhân) bỏ vỏ có thể trường thọ. Hoặc bỏ hạt bí vào túi lụa, luộc sôi trong nước một giờ lấy ra phơi khô. Làm ba lần như vậy rồi ngâm vào dấm gạo một đêm, phơi khô, tán bột. Ngày uống một lần mỗi lần một thìa canh.

Bài 2: Bạch đới: hạt bí đao lâu năm (trần đông qua nhân) rang nghiền bột uống 15g mỗi lần vào lúc đói.

Bài 3: Ho gà viêm phế quản cấp và mạn: hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với mật ong uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2 - 3 lần.

Bí đao chữa ho gà

Bí đao chữa ho gà

Bài 4: viêm phổi áp xe phổi: hạt bí đao bồ công anh kim ngân hoa ý dĩ sống diếp cá mỗi thứ 40g; rễ lau 20g: hạt đào, cát cánh cam thảo mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Bài 5: Tàn nhang: hạt bí đao 350g hạt sen 30g bạch chỉ 15g. Tất cả nghiền mịn. Hàng ngày uống sau bữa cơm. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội.

Bài 6: Có thai phù thũng do tỳ hư: hạt bí đao 20g, trần bì 6g mật ong 50g. Nấu chín ăn ngày 2 lần, trong vài ba ngày.

- Lá bí đao: giã nát xào với dấm dùng bó chữa chín mé

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật