Cây dạ cầm - Thành phần hóa học, tinh vị và tác dụng của dạ cầm

Cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm một vị thuốc mọc hoang rất nhiều ở các vùng đồi núi đặc biệt là vùng núi phía Bắc nước ta. Những năm 60 dạ cẩm được sử dụng nhiều để làm thuốc cho bệnh nhân viêm loét dạ dày  

Tên khác: Cây dạ cẩm còn gọi là cây loét mồm

Tên khoa học: Oldenlandia capitellata Kuntze. Cây thuộc họ cà phê

Mô tả cây thuốc: Cây nhỏ, dạng dây, lá mọc đối xứng, hoa màu vàng

Khu vực phân bố

Cây phân bố và mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta (Nhiều nhất ở Lạng Sơn). Là một cây thuốc quý song nguồn dược liệu chủ yếu được thu hái tự nhiên. Hiện nay chưa có nơi nào tiến hành trồng và nhân giống cây thuốc này.

Bộ phận dùng

Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng ngọn, lá non và thân phơi khô làm thuốc. Rễ ít được dùng vì có tính dược thấp hơn lá và thân.

Cách chế biến và thu hái

Cây được thu hái quanh năm và được phơi khô hoặc nấu thành dạng cao để sử dụng.

Thành phần hóa học: Trong cây dạ cẩm có tanin, ancaloit, saponin

Tính vị: Dạ cẩm có vị ngọt nhẹ, tính bình, nước sắc dạ cẩm có màu tím.

Cây dạ cầm - thần dược trị bệnh viêm dạ dày

Cây dạ cầm - thần dược trị bệnh viêm dạ dày

Công dụng cây dạ cầm

Cây dạ cẩm được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Từ lâu người dân ở Lạng Sơn đã biết sử dụng cây dạ cẩm làm thuốc

- Dạ cẩm giúp giảm đau dạ dày

- Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày

- Tác dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày

- Dùng cho người bị chứng viêm hang vị dạ dày

- Dùng cho người bị trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày

- Trị lở mồm, loét miệng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật