Cây râu mèo - Thành phần hóa học và tác dụng của cây râu mèo

Cây râu mèo

Tên khoa học: Orthosiphon spiralis.

Cây râu mèo nổi bật với tác dụng phòng và điều trị các bệnh về thận đặc biệt là sỏi thận Ngoài ra, râu mèo còn cho thấy tác dụng hạ huyết áp hạ đường huyết bảo vệ gan tăng sức đề kháng trị mụn…

Cây râu mèo nổi tiếng trong điều trị sỏi thận

Cây râu mèo nổi tiếng trong điều trị sỏi thận

Thành phần hóa học

Các nhà khoa học đã phân lập được 9 flavon, 2 flavonol glycoside, 1 coumarin, acid caffeic và các dẫn chất, các chất diterpennoid, saponosid, betain, cholin, b sitosterol và các alcool triterpennoid.

Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm trừ hắt.

Bộ phận được sử dụng: Phần mọc trên mặt đất, chủ yếu là lá và ngọn cây.

Tác dụng chữa bệnh từ cây râu mèo

- Điều trị sỏi tiết niệu (loại nhỏ), viêm đường tiểu 

- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

- Trị tiểu tiện không thông (tiểu rắt, buốt), tiểu ra sỏi, tiểu ra máu

- Trị viêm thận phù thũng

- Trị thận dương suy kém kèm bụng dưới đau tức

- Trị viêm gan siêu vi, bệnh hoàng đản da xanh xao vàng da táo bón kinh niên

Lưu ý khi dùng cây râu mèo

Cây râu mèo sử dụng với liều lượng thông thường không gây độc tính. Nhưng tránh sử dụng thường xuyên và lâu dài với liều cao vì có thể gây mất nước mất cân bằng điện giải do tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ mạnh.

Phụ nữ có thai, nhất là trong ba tháng đầu cần cân nhắc kĩ, hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật