Cây rau tần - Đặc điểm và tác dụng dược lý từ cây rau tần

Rau tần

Húng chanh là loại cỏ, hay rau tần thân mọc đứng, có lông, lá có cuống, mọc đối, dày, mép lá khía tai bèo, mặt trên có lông đơn, mặt dưới lá có nhiều lông bài tiết, gân nổi rõ. Hoa màu tím đỏ, mọc thành cụm hoa. Toàn thân có mùi thơm như chanh. Cây được trồng khắp nơi ở Việt Nam.

Cách trồng cây Húng chanh: Trồng húng chanh bằng thân rễ hoặc cành bò sát đất có rễ vào mùa xuân.

Bộ phận dùng, chế biến của cây Húng chanh: Dùng lá húng chanh tươi có thể phơi khô trong râm để dùng dần.

Rau tần trị cảm sốt, viêm họng

Rau tần trị cảm sốt, viêm họng

Công dụng và chủ trị của rau tần

Chữa cảm cúm: Phối hợp với các thứ lá khác để nấu nước xông, điều trị cảm cúm

Chữa ho viêm họng khản tiếng: Lá cây húng chanh tươi ngậm với muối nuốt dần hoặc giã nhỏ với nước uống dần. Lá tươi giã nhỏ với muối đắp vết thương do côn trùng như bọ cạp rết… cắn.

Đơn thuốc có cây rau tần

Bài thuốc chữa ho viêm họng: Dùng 5 – 7 lá Húng chanh, rửa sạch, ngâm nước muối. Sau đó nhai, nuốt nước dần, dùng nhiều lần trong ngày.

Cảm cúm, cảm sốt, nóng rét nhức đầu nghẹt mũi ho có đờm: húng chanh 15-20 g giã vắt lấy nước cốt uống; hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 12 g cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi

Sốt cao không ra mồ hôi: Húng chanh 20 g, lá tía tô 15 g gừng tươi 5 g cắt lát mỏng cam thảo đất 15 g. Sắc uống nóng cho ra mồ hôi

Ho, viêm họng: Hái vài lá húng chanh, nhai, ngậm, nuốt nước.

Ho nhiệt, ho ra máu, ho lâu ngày viêm họng tắc tiếng: Lá húng chanh tươi + 20g rửa sạch thái nhỏ + Đường phèn 20g. Cho 2 thứ vào bát, chưng cách thủy; xong chắt lấy nước, cho uống từ từ. Xác có thể ăn được hoặc ngậm nút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 3-5 ngày.

Viêm họng viêm thanh quản: Húng chanh 20 g kim ngân hoa 15 g, sài đất 15 g, củ giẻ quạt 12 g cam thảo đất 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Ho: Húng chanh 10 g, lá chanh 5 g, vỏ quýt 5 g, gừng tươi 3 g đường phèn 10 g. Sắc uống ngày một thang.

Đau nhức do ong đốt: Húng chanh 20 g muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào chỗ ong đốt.

Dị ứng, nổi mề đay: Lá húng chanh nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật