Muồng trầu - Thành phần và tác dụng của hạt muồng trầu

Muồng trâu

Tên khoa học: Cassia alata L.

Họ:Đậu (Fabaceae).

Tên khác:Muồng lác

Mô tả:

Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gổ mềm có đường kính 10 - 12cm hoặc hơn. Lá kép lông chim chẵn, dài 30 - 40cm, có 8 - 14 đôi lá chét. 

Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, có nhiều ở miền Nam và miền Trung.

Bộ phận dùng: Quả, thân.

Thu hoạch vào mùa hạ, hái lấy lá, phơi âm can, hoặc sấy nhẹ hay sao đến khô.

Chữa vẩy nến, hắc lào bằng muồng trâu

Chữa vẩy nến, hắc lào bằng muồng trâu

Thành phần hoá học

Trong hạt muồng trâu còn có protein: Các acid béo không no khoảng, lượng acid béo toàn phần chủ yếu gồm các acid béo carbon. Ngoài ra, còn có các chất như Ca, Mg, Na, Mn.

Tác dụng dược lý của muồng trâu

Lá muồng trâu có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn, vì vậy cho rằng có triển vọng làm thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân AIDS.

Cao lá muồng trâu có tác dụng bảo vệ gan tốt, thể hiện trên tác dụng làm giảm có ý nghĩa thống kê 73,58 % hoạt độ ALT và 31,32 % hàm lượng bilirubin ở chuột nhắt trắng bị gây viêm cấp bằng CCl4.

Cao nước lá muồng trâu có tác dụng ức chế xơ gan làm giảm hàm lượng collagengan chuột cống trắng bị gây xơ gan bằng CCl4.

Cao nước lá muồng trâu có tác dụng chống viêm mạn tốt, làm giảm 26,6 % trọng lượng u hạt ở chuột cống trắng bị gây bởi amian.

Cao nước lá muồng trâu có tác dụng lợi mật, làm tăng lượng mật sinh ra ở chuột nhắt trắng.

Cao nước lá muồng trâu có triển vọng trong nghiên cứu làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan cấp và mãn tính.

Nhuận gan tiêu độc tiêu viêm, tiêu thực, nhuận tràng sát trùng chỉ dương (ngừng ngứa).

Chứng táo bón nhiều đờm phù thũng đau gan da vàng. Dùng ngoài chữa hắc lào viêm da thần kinh, thấp chẩn, chữa thấp khớp  viêm thần kinh tọa

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật