Ngưu tất - Công dụng của ngưu tất trong y học cổ truyền

Ngưu tất là gì?

Ngưu tất còn được gọi là hoài ngưu tất, đây là loại cây thuốc có nguồn gốc từ trung quốc và hiện được trồng nhiều ở vùng núi – trung du ở các tỉnh phía bắc. Cây ngưu tất có nhiều giá trị y học đáng quý, được áp dụng trong phòng và trị nhiều bệnh về khớp và hoạt huyết.

Ngưu tất trị bách bệnh như đau bụng kinh, bệnh khớp

Ngưu tất trị bách bệnh như đau bụng kinh, bệnh khớp

Công dụng của ngưu tất

Ngưu tất sống có tác dụng tán huyết ứ, tiêu ung, lợi thấp, chữa đau họng mụn nhọt tiểu buốt tiểu ra máu hoặc sỏi đau bụng kinh kinh nguyệt khó khăn; chấn thương tụ máu đầu gối nhức mỏi.

Ngưu tất chín có tác dụng bổ can, ích thận cường tráng gân cốt.

Ngưu tất sao tẩm chữa can thận hư ù tai đau lưng mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt

Một điều cần lưu ý là không dùng cây ngưu tất cho phụ nữ có thai do tác dụng hoạt huyết và tăng co bóp tử cung của nó.

Cholestin được bào chế từ ngưu tất, nghệ, rutin rất tốt cho người bị cao mỡ máu

Một số chế phẩm có ngưu tất dùng để điều trị viêm khớp viêm đa khớp dạng thấp mãn tính, ngưu linh tiên, solamin.

Trên lâm sàng, cây ngưu tất và một số bài thuốc có ngưu tất được dùng điều trị cho bệnh nhân bị mỡ máu cao, cao huyết áp xơ vữa động mạch

Ngưu tất có tác dụng lợi tiểu, kích thích sự vận động của tử cung có tác dụng đến dây thần kinh phía dưới bụng.

Chống co giật bại liệt đột quỵ phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu

Chữa các chứng bị thương máu tụ ở ngoài, hoặc bị ngã máu ứ ở trong hoặc đi xa về chân tay nhức mỏi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật