Bạch phụ tử - Công dụng và đơn thuốc trị bệnh từ bạch phụ tử

Bạch phụ tử

Bạch phụ tử dầu mè đỏ, San hô - Jatropha multifida l., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. 

Bộ phận dùng: Rễ củ. hạt, mủ, lá cũng được dùng.

Củ thu hoạch vào tháng 3, phơi khô hoặc lùi nướng để dùng làm thuốc Lá mủ thu hái quanh năm. Quả thu vào mùa thu.

Thành phần hoá học: Lá, thân, rễ đều chứa acid cyanhydric. Hạt chứa 30% dầu, có thể dùng thắp được.

Tính vị, tác dụng: Bạch phụ tử (củ) có vị cay ngọt, rất nóng, có độc, có tác dụng tán ứ, tiêu thũng, chỉ huyết.

Bạch phụ tử trị liệt nửa người

Bạch phụ tử trị liệt nửa người

Công dụng của bạch phụ tử

Thường dùng trị cảm lạnh mất tiếng, trúng phong co cứng bại liệt đau tim do huyết ứ và các bệnh phong ở đầu, mặt. Hạt cũng được dùng như hạt dầu mè làm thuốc tẩy mạnh nhưng nguy hiểm, dễ gây ngộ độc. Có khi được dùng trị ho làm ra mồ hôi Lá cũng gây xổ nhưng kém hơn lá dầu mè. Mủ cây dùng cầm máu và đắp vết thương cho liền gân. Cũng dùng trị rắn cắn. Liều dùng 3-6g củ, phối hợp với các vị thuốc khác.

Ðơn thuốc:

1. Chữa trúng phong liệt nửa người: Bạch phụ tử, Tằm gió, Bò cạp (Toàn yết) với lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g với rượu ngày uống 3 lần.

2. Chữa trẻ cấp kinh sốt cao co giật co cứng: Bạch phụ tử, Nam tinh chế với Mật bò, Toàn yết. Tằm gió, Câu đằng, Phấn nứa, Bạch đàn, mỗi vị 4g sắc uống.

3. Chữa tim đau do máu ứ nguy cấp: Bạch phụ tử, Nhục quế, Đương quy đều 6g, sắc uống liên tục.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật