Cây kỷ tử - Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây thuốc kỳ tử

Cây kỷ tử

Mô tả dược liệu: Quả khô Câu kỷ tử hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, đường kính khoảng hơn 0,2cm. Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống quả, không mùi, vị ngọt hơi chua, sau khi nếm nước bọt có màu vàng hồng. Loại sản xuất ở cam túc có quả tròn dài, hạt ít, vị ngọt là loại tốt nhất nên gọi là Cam kỷ tử hay Cam câu kỷ (Dược Tài Học).

Thu hái, sơ chế: Hái quả hàng năm vào tháng 8-9, phơi khô. Khi quả chín đỏ hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho đến khi bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô.

Thành phần hóa học

+ Thành phần chủ yếu có Betain, nhiều loại axit amin polysaccharid, vltamin B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, P, Fe.. . 

+ Trong Khởi tử có Lysin, Cholin, Betain, chất béo và chất Protein, Acid cyanhydric. 

+ Chất Betain là chất kích thích sinh vật, cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cüng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ.

+ Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp ức chế tim hưng phấn ruột

Chữa viêm dạ dày bằng cây kỷ tử

Chữa viêm dạ dày bằng cây kỷ tử

Tác dụng dược lý của cây kỷ tử

+ Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo

+ Bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần

+ Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao

+ Chuyên bổ thận nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh, minh mụ c.

+ Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế

+ Trị viêm gan mạn tính xơ gan do âm hư

+ Trị suy nhược thận hư đau lưng, gối mỏi di tinh huyết trắng nhiều

+ Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi gìa, thủy tinh thể dục

+ Trị nam giới sinh dục suy yếu (vô sinh)

+ Trị viêm dạ dầy teo mạn tính

+ Trị thận hư, tinh thiếu, lưng đau vùng thắt lưng đau mỏi

+ Trị Can hư sinh ra bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật