Củ riềng - Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của củ riềng

Củ riềng

Riềng hay riềng thuốc lương khương (danh pháp hai phần: Alpinia officinarum) là cây thân thảo thuộc họ Gừng.

Củ riềng có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực. Dùng chữa các chứng đau bụng cảm lạnh nôn mửa kém tiêu hóa…

Tên khoa học: Alpinia officinarum.

Nguyên liệu

Thân rễ (củ) của cây riềng. Trong đông y còn gọi là cao lương khương. Sơ chế qua cho sạch đất cát và rễ con, có mùi thơm nhẹ, không xốp. Từng đoạn khô, già, màu vàng nâu, không mốc mọt là tốt.

Hiện nay còn dùng riềng nếp (Alpinia galanga Swartz) to và cao hơn cây riềng núi: thân rễ màu hồng, ít thơm.

Thành phần hóa học

Trong rễ củ riềng có 0,5 – 1,5% tinh dầu Thành phần có carineole, methyl cinnamate, eugenol, pinene, cadimene, galangin, kaempferide, kaempferol, quercetin, Isorhamnetin, galangol.

Tính vị – quy kinh: vị cay, tính ôn. Vào hai kinh tỳ và vị.

Tác dụng của củ riềng

Theo y học cổ truyền

Tác dụng: ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực.

Chủ trị – liều dùng: chữa các chứng đau bụng cảm lạnh nôn mửa, kém tiêu hóa

Ngày dùng 3 – 6g.

Củ riềng trị được nhiều bệnh như táo bón, tụ cầu vàng

Củ riềng trị được nhiều bệnh như táo bón, tụ cầu vàng

Theo y học hiện đại

Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Cao lương khương in vitro có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn dung huyết, anthrax bacillus, song cầu khuẩn viêm phổi tụ cầu vàng trực khuẩn thương hàn trực khuẩn lao.

Nước sắc Lương khương có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật thí nghiệm, nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Dầu thơm Lương khương có tác dụng kiện vị (tăng tiết dịch vị).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật