Điều trị bệnh dạ dày trào ngược như thế nào tốt nhất

Điều trị bệnh dạ dày trào ngược? Tôi bị viêm dạ dày trào ngược (đã nội soi), bác sĩ kê đơn cho thuốc uống mà không đỡ. Xin hỏi bệnh của tôi phải điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh dạ dày trào ngược

Bình thường thì khi ta nuốt thức ăn theo thực quản đi xuống dạ dày và sau khi dạ dày hoàn thành nhiệm vụ của mình thì thức ăn tiếp tục đi xuống ruột non và các phần tiếp theo của hệ tiêu hóa

Trong bệnh trào ngược thực quản - dạ dày thức ăn cùng với các chất dịch tiêu hóa trong  dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân và lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng như viêm loét thực quản chít hẹp chảy máu thậm chí ung thư hóa...

Điều trị bệnh dạ dày trào ngược

Điều trị bệnh dạ dày trào ngược như thế nào?

Trong điều trị viêm do trào ngược, thường đòi hỏi phải điều trị lâu (từ 3 - 6 tháng) để phòng tái phát. Mục đích của điều trị là làm giảm sự trào ngược, hạn chế các biến chứng của trào ngược, làm các chất trào ngược lên nhanh chóng ra khỏi thực quản và bảo vệ niêm mạc thực quản. Chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp điều trị tùy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ để bạn tham khảo.

Đối với trào ngược không có biến chứng: thường chỉ cần tránh ăn các chất béo, cà phê thuốc lá, sôcôla, tránh uống rượu nước cam tránh dùng một số thuốc (thuốc kháng cholinergic thuốc ức chế canxi và các thuốc giãn cơ trơn khác; tránh uống nhiều nước cùng với bữa ăn, sau ăn no không nên đi nằm ngay, nằm ngủ gối đầu cao hơn giường khoảng 15cm... Nếu không đỡ, có thể dùng thêm thuốc kháng H2 như cimetidine Ranitidin famotidine.

Trường hợp nặng: ngoài việc tuân thủ triệt để các biện pháp nêu trên dùng thuốc kháng H2 liều cao hơn. Nếu bệnh chưa đỡ, dùng thêm metoclopramid 10mg, uống 30 phút trước khi ăn và trước khi đi ngủ để tăng trương lực cơ vòng thực quản, đẩy thức ăn nhanh chóng từ dạ dày xuống ruột (theo chỉ định của bác sĩ). Điều trị phẫu thuật dành cho những trường hợp kháng trị và có biến chứng mặc dù đã điều trị tích cực trong một thời gian dài. Bạn nên tái khám để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Chúc bạn nhanh lành bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật