Keppra - thành phần và hướng dẫ sử dụng của sản phẩm

Keppra có tác dụng trị liệu cơn động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở người lớn & thanh thiếu niên ≥ 16t. mới được chẩn đoán động kinh. Dưới đây là một số thông tin về sản phẩm bạn có thể tham khảo.

Keppra và một số thông tin cơ bản

1. Thành phần

Levetiracetam.

2. Chỉ định/Công dụng

Đơn trị liệu: Cơn động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở người lớn & thanh thiếu niên ≥ 16t. mới được chẩn đoán động kinh.

Keppra và một số thông tin cơ bản

Keppra và một số thông tin cơ bản

Điều trị kết hợp: (1) Cơn động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể hóa thứ phát ở người lớn thanh thiếu niên & trẻ em ≥ 4t.; (2) Cơn giật cơ ở người lớn & thanh thiếu niên ≥ 12t bị động kinh giật cơ thiếu niên (Juvenile Myoclonic Epilepsy); (3) Cơn co cứng co giật toàn thể tiên phát ở người lớn & thanh thiếu niên ≥ 12t. bị động kinh toàn thể vô căn.

3. Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng

(1) Đơn trị liệu: Người lớn & thanh thiếu niên ≥ 16t.: Bắt đầu 250 mg 2 lần/ngày, tăng 500 mg 2 lần/ngày sau 2 tuần, có thể tiếp tục tăng thêm 250 mg 2 lần/ngày mỗi 2 tuần tùy đáp ứng, tối đa 1500 mg 2 lần/ngày.

(2) Điều trị kết hợp: Người lớn (≥ 18t.) và thanh thiếu niên (12-17t.) ≥ 50kg: Khởi đầu 500 mg 2 lần/ngày, tùy đáp ứng và dung nạp có thể tăng tới 1500 mg 2 lần/ngày, có thể chỉnh liều tăng hoặc giảm 500 mg 2 lần/ngày mỗi 2-4 tuần.

Trẻ 4-11t. vàthanh thiếu niên (12-17t.) < 50kg: Khởi đầu 10 mg/kg 2 lần/ngày, tùy đáp ứng & dung nạp có thể tăng tới 30 mg 2 lần/ngày. Chỉnh liều tăng hoặc giảm không vượt quá 10 mg/kg 2 lần/ngày mỗi 2 tuần. Nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Bệnh nhân suy thận cao tuổi & suy thận: chỉnh liều; suy gan nặng: 50% liều duy trì hàng ngày khi ClCr < 60mL/phút/1.73m2.

4. Cách dùng

Nuốt viên thuốc với đủ lượng nước, trong hoặc ngoài bữa ăn. Liều mỗi ngày được chia đều 2 lần.

5. Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc với dẫn chất khác của pyrrolidone.

6. Thận Trọng

Nếu phải ngưng điều trị, nên giảm liều dần dần. Cần được tư vấn y khoa nếu xuất hiện dấu hiệu trầm cảm và/hoặc ý định và hành vi tự tử phụ nữ có thai (không khuyến cáo), cho con bú (cân nhắc lợi ích và nguy cơ). Khi lái xe, vận hành máy.

7. Phản ứng phụ

Viêm mũi họng.

Chán ăn.

Trầm cảm, chống đối/gây hấn, lo lắng mất ngủ bồn chồn/kích thích.

Buồn ngủ đau đầu; co giật rối loạn thăng bằng choáng váng ngủ lịm, run chóng mặt ho

Đau bụng tiêu chảy khó tiêu nôn buồn nôn

Phát ban. Suy nhược mệt mỏi

Đau bụng là một phản ứng phụ của thuốc

Đau bụng là một phản ứng phụ của thuốc

8. Tương tác

Tốc độ hấp thu bị giảm nhẹ bởi thức ăn.

9. Phân loại (US)/thai kỳ

Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai chết hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi

10. Phân loại MIMS

Thuốc chống co giật [Anticonvulsants]

11. Phân loại ATC

N03AX14 - levetiracetam ; Belongs to the class of other antiepileptics.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật