Locimez 20 - Công dụng, liều dùng, thông tin cơ bản về thuốc

Locimez 20 là thuốc với công dụng trong điều trị và dự phòng tái phát loét tá tràng, loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược. Phối hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng ở bệnh nhân bị nhiễm Helicobacter pylori... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về thuốc cho bạn đọc.

Công dụng, liều dùng, thông tin cơ bản về thuốc Locimez 20

1. Chỉ định

+ Điều trị và dự phòng tái phát loét tá tràng, loét dạ dàyviêm thực quản trào ngược.

+ Phối hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng ở bệnh nhân bị nhiễm Helicobacter pylori.

+ Điều trị loét tiêu hóa viêm trợt dạ dày - tá tràng do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid

+ Dự phòng ở bệnh nhân có nguy cơ cao bị loét tiêu hóa, viêm trợt dạ dày - tá tràng hay các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid.

+ Điều trị ợ nóng và ợ trớ trong bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

+ Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison.

Locimez 20 là thuốc điều trị và dự phòng tái phát loét tá tràng

Locimez 20 là thuốc điều trị và dự phòng tái phát loét tá tràng

2. Đóng gói

Hộp 10 vỉ x 10 Viên nang.

3. Công thức

+ Omeprazole pellets 8,5% (dạng vi hạt bao tan trong ruột) tương đương với Omeprazole..................................... 20mg.

4. Dược lực học

Omeprazole thuộc phân nhóm benzimidazole thuốc ức chế sự tiết của acid dạ dày do ức chế hệ enzym H+ K+ - ATPase (còn gọi là bơm proton) của tế bào viền. Tác động của thuốc lên trên sự tiết acid dạ dày có thể hồi phục được. Omeprazole không có tác dụng trên thụ thể acetylcholin hay thụ thể histamin

5. Dược động học

Omeprazole được hấp thu ở ruột non thường hoàn tất trong 3 - 6 giờ. Sinh khả dụng của 1 liều uống đầu tiên khoảng 35%, nhưng sẽ tăng lên khoảng 60% sau khi uống các liều tiếp theo hàng ngày. Thức ăn dùng đồng thời không ảnh hưởng đến sinh khả dụng. Khoảng 95% thuốc gắn với protein huyết tương.

Omeprazole được chuyển hóa gần như hoàn toàn ở gan Men CYP2C19 và CYP3A4 xúc tác phần lớn quá trình chuyển hóa. Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 40 phút.

Thuốc được đào thải nhanh chóng, chủ yếu qua nước tiểu (80%), phần còn lại qua phân.

6. Chống chỉ định

Quá mẫn với Omeprazole.

7. Tác dụng phụ

Nhức đầu buồn nôn đau bụng táo bón chướng bụng chóng mặt buồn ngủ hoặc mất ngủ rối loạn cảm giác mệt mỏi nổi mày đay ngứa, nổi ban... Thông báo cho bác sỹ biết những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

8. Thận trọng

+ Phải loại trừ khả năng bị u ác tính trước khi điều trị (thuốc có thể che lấp triệu chứng và làm muộn chuẩn đoán)

+ Không nên dùng Omeprazole cho trẻ em dưới 1 tuổi phụ nữ có thai và cho con bú trừ khi thật cần thiết.

9. Tương tác

+ Không dùng chung Omeprazole với Atazanavir: do Omeprazole làm giảm đáng kể nồng độ Atazanavir trong huyết tương.

+ Khi dùng chung Clarithromycin và Omeprazole: nồng độ cả hai thuốc trong huyết tương tăng lên.

+ Omeprazole ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym trong trong cytocrom P450 của gan và vì thế có thể làm tăng nồng độ Diazepame, Phenytoin, Warfarin trong huyết tương.

+ Omeprazole có thể làm giảm hấp thu các thuốc có sự hấp thu phụ thuộc vào pH dịch vị như ketoconazole Itraconazole.

+ Dùng đồng thời Omeprazole và Tacrolimus: có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong huyết tương.

Để tránh tương tác giữa các thuốc, thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ những thuốc đang sử dụng.

Nhức đầu là một tác dụng phụ khi dùng thuốc

Nhức đầu là một tác dụng phụ khi dùng thuốc

10. Quá liều

+ Liều uống một lần tới 160mg vẫn được dung nạp tốt.

+ Khi uống quá liều chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ, không có thuốc giải độc đặc hiệu.

11. Cách dùng

Nên uống thuốc vào buổi sáng, nuốt toàn bộ viên thuốc với nửa ly nước. Không được nhai hay nghiền viên thuốc.

Đối với bệnh nhân khó nuốt: Mở viên thuốc và phân tán các hạt ở trong viên thuốc với một ít nước không có carbonate, nước trái cây hoặc sữa chua. Nên uống ngay dịch phân tán này (hoặc trong vòng 30 phút) và luôn luôn khuấy trước khi uống. Tráng lại bằng nửa ly nước và uống dung dịch tráng lại này. Không uống chung với sữa hoặc nước có carbonate. Nuốt ngay không nhai các hạt nhỏ tan trong ruột.

Nên uống ngay sau khi lấy viên thuốc ra khỏi bao bì.

Liều khuyến cáo cho người lớn:

- Loét dạ dày - tá tràng: 1 viên Locimez 20, 1 lần/ngày (trường hợp nặng có thể dùng 2 viên, 1 lần/ngày). Điều trị liên tục trong 4 tuần nếu bị loét tá tràng, trong 8 tuần nếu bị loét dạ dày.

- viêm thực quản trào ngược: 1 - 2 viên Locimez 20, 1 lần/ngày trong 4 - 8 tuần, sau đó có thể điều trị duy trì với liều 1 viên, 1 lần/ngày.

- Diệt trừ Helicobacter pylori: Omeprazole có thể kết hợp với kháng sinh trong phác đồ 2 hoặc 3 thuốc. Một số phác đồ được chấp nhận hiện nay gồm:

+ 1 viên Locimez 20 amoxicillin 750 - 1000mg, tất cả dùng 2 lần/ngày trong 2 tuần.

+ 1 viên Locimez 20 amoxicillin 1 g Clarithromycin 500mg tất cả đều dùng 2 lần/ngày trong 1 tuần.

+ 1 viên Locimez 20 Clarithromycin 250mg metronidazole 400mg (hoặc Tinidazole 500mg), tất cả đều dùng 2 lần/ngày trong 1 tuần.

– Loét tiêu hóa, viêm trợt dạ dày - tá tràng do các thuốc kháng viêm không steroid: 1 viên Locimez 20, 1 lần/ngày.

- Dự phòng ở bệnh nhân có nguy cơ cao bị loét tiêu hóa, viêm trợt dạ dày - tá tràng hay các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do kháng viêm không steroid: 1 viên Locimez 20, 1 lần/ngày.

- Hội chứng Zollinger - Ellison: liều khởi đầu 3 viên, 1 lần/ngày. Điều chỉnh liều nếu cần thiết. Phần lớn các bệnh nhân đã được kiểm soát hiệu quả với liều 1 - 6 viên/ngày, nếu liều vượt quá 4 viên/ngày thì chia làm 2 lần uống.

Khi dùng liều cao Locimez 20 thì không được ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm dần.

- Suy gan: nên giảm liều ở bệnh nhân suy gan

12. Hạn dùng và bảo quản

+ Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

+ Bảo quản: Nơi khô (độ ẩm ≤ 70%), nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

+ Tiêu chuẩn: TCCS.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật