Những ngộ nhận về tiêm chủng mà nhiều người vẫn mắc phải

Nhiều bậc phụ huynh có những quan niệm sai lầm về tiêm chủng nên đã không đưa con em đi chích ngừa sớm và đúng lịch, khiến trẻ lâm vào nguy cơ mắc phải những bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Các chuyên gia Nhi khoa khẳng định lịch tiêm chủng ở trẻ em rất hiệu quả với rất ít rủi ro.

Theo khuyến cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cứ theo chu kỳ 3 - 5 năm, dịch sởi lại bùng phát mạnh. Chẳng hạn như năm 2006, cả nước xảy ra dịch sởi với 3.000 trẻ mắc, đến năm 2009 - 2010, dịch sởi bùng phát trở lại với 7.500 ca bệnh được ghi nhận trên cả nước. Các năm 2011, 2012, sởi trở nên yên ắng nhưng từ cuối năm 2013 đến 2014, dịch sởi tái xuất và có thể tiếp tục gia tăng mạnh.

Bởi lẽ, vắcxin quá thành công trong việc loại bỏ nhiều căn bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng như sởi thủy đậu bại liệt ho gà, uốn ván… mà chúng ta dần quên đi những căn bệnh này vốn rất nguy hiểm nếu mắc phải. Bên cạnh đó, các thông tin sai lệch về vắcxin cũng góp phần gây lo lắng, hoang mang cho các bậc cha mẹ.

Ví dụ, quan niệm sai lầm rằng vắcxin ngừa bệnh sởi - quai bị - rubella (MMR) có thể gây ra chứng tự kỷ đã kéo dài trong tâm trí của một số cha mẹ trong hơn một thập kỷ mặc dù đã có hơn một chục nghiên cứu trên thế giới cho thấy không có mối liên hệ giữa chúng.

Sởi - căn bệnh vốn rất nguy hiểm

Sởi - căn bệnh vốn rất nguy hiểm

Tiêm ngừa giúp bảo vệ trẻ em khỏi mắc những căn bệnh đe dọa tính mạng, nhưng chúng cũng có thể gây ra các phản ứng phụ nhẹ, ngắn hạn như: đỏ và sưng ở chỗ tiêm, sốt và nổi ban. Những rủi ro nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như các phản ứng dị ứng trầm trọng, rất hiếm hoi so với những loại bệnh có thể được vắcxin phòng bệnh. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng từ bất kỳ loại vắcxin nào là 1 trong 1 triệu liều.

Mặc dù vậy, những hoang mang, lo sợ của các bậc phụ huynh hoàn toàn chính đáng. Sự phối hợp giữa bác sĩ và các bậc cha mẹ sẽ giúp giảm thiểu những hiểu sai và giúp trẻ được hưởng quyền lợi chủng ngừa.

Chích quá sớm, quá nhiều vắcxin sẽ “áp đảo” hệ thống miễn dịch của trẻ?

Các bậc cha mẹ sinh ra trong những thập niên 1970 và 1980 đã được chủng ngừa 8 bệnh. Còn hiện nay, trẻ từ 2 tuổi, được chích ngừa đầy đủ, sẽ “đánh bại” 14 bệnh. Đặc biệt, khi trẻ em nhận được nhiều liều chủng ngừa, nhất là với các loại vắcxin cần chích từ 2 liều trở lên, càng được bảo vệ chống lại bệnh đến 2 lần.

Nhưng không chỉ là ở số lượng liều được chích, mà bản chất của từng loại vắcxin. Vắcxin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể, và chống lại các bệnh nhiễm trùng trong tương lai. Các kháng nguyên trong vắcxin có thể là:

- Các virút hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắcxin thường tạo ra đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắcxin được ưa chuộng: Vắcxin ngừa bệnh sốt vàng sởi và quai bị đều thuộc loại này.

- Vắcxin cũng có thể là các vi sinh vật bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật. Ví dụ: các vắcxin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A. Hầu hết các vắcxin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần.

- Các “toxoid” là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật, ví dụ như: các vắcxin ngừa uốn ván và bạch hầu.

Sau khi trẻ được chích vắcxin ở tháng tuổi thứ 2, 4 hoặc 6 đều ít bị các bệnh nhiễm trùng. Điều này sẽ xảy ra nếu hệ thống miễn dịch của trẻ bị quá tải.

Hệ thống miễn dịch của con tôi còn quá non nớt, vì vậy sẽ an toàn hơn nếu trì hoãn một số vắcxin hoặc chỉ cần chích những loại vắcxin quan trọng nhất?

Đây là một hiểu nhầm lớn nhất của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ và hậu quả là trẻ thường rơi vào những thời kỳ nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm như sởi. Qua giám sát của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tỉ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các trường hợp sốt phát ban nghi sởi hiện vào khoảng 70%. Trong trường hợp vắcxin MMR (sởi - quai bị - rubella), trì hoãn việc chủng ngừa dù chỉ 3 tháng thôi cũng làm tăng nguy cơ co giật do sốt ở trẻ mắc bệnh sởi

Không có bằng chứng nào cho thấy rằng trì hoãn chích ngừa vắcxin sẽ giúp trẻ an toàn hơn. Lịch tiêm vắcxin đã được thiết kế để cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ. Trên thực tế, hàng chục chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, bệnh nhi và các nhà dịch tễ học trên khắp thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu và kiểm tra chặt chẽ hàng thập niên trước khi đưa ra các khuyến nghị.

Các phản ứng phụ từ một số vắcxin dường như nghiêm trọng hơn căn bệnh trong thực tế?

Phải mất từ 10 - 15 năm và nhiều nghiên cứu được thực hiện để vắcxin mới trải qua tất cả bốn giai đoạn nhằm kiểm tra an toàn và hiệu quả trước khi chúng được chấp thuận. Mỗi loại vắcxin mới dành cho trẻ em sau các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, hay trên động vật còn được thử nghiệm trên người trưởng thành, sau đó mới tới trẻ em. Tất cả các nhãn hiệu và công thức vắcxin mới đều trải qua cùng một quy trình. Sau đó, Cục Quản lý Thực dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ kiểm tra dữ liệu để đảm bảo vắcxin đạt được hiệu quả như những gì nhà sản xuất đảm bảo - và an toàn.

Không có cơ quan hay công ty dược phẩm nào sẽ đầu tư chi phí vào một loại vắcxin gây ra các vấn đề sức khỏe tồi tệ hơn là ngăn ngừa và phòng bệnh. Mà các nhà khoa học hy vọng vắcxin sẽ ngăn ngừa được các bệnh truyền nhiễm sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khiến trẻ phải nhập viện cấp cứu hoặc thậm chí là tử vong

Ngay cả thủy đậu, mà nhiều bậc phụ huynh đã từng mắc phải khi còn nhỏ, có một số biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn như: viêm phổi nhiễm trùng máu viêm não nhiễm khuẩn trên da, nhiễm trùng khớp hoặc xương chảy máu bất thường, hội chứng sốc nhiễm độc…, đã giết chết hàng trăm trẻ trước khi vắc xin ngừa thủy đậu ra đời. Nếu tiêm đủ 2 mũi vắcxin ngừa thủy đầu khi trẻ vừa tròn 1 tuổi, và 1 mũi nhắc lại khi trẻ lớn hơn, hiệu lực bảo vệ của vắcxin là 98 - 100% và thời gian bảo vệ đến suốt đời.

Đúng là vắcxin có thể gây ra các phản ứng phụ nhẹ và trung bình - chẳng hạn như sốt cao - không phải là không có, nhưng các phản ứng phụ nghiêm trọng hiếm gặp hơn rất nhiều. Ví dụ, tác dụng phụ nghiêm trọng nhất được xác nhận của vaccine rotavirus ngừa tả là lồng ruột hay gây tắc nghẽn ruột hoàn toàn có thể điều trị được bằng phẫu thuật và tỉ lệ xảy ra chỉ là 1 trong mỗi 20.000 đến 100.000 trẻ được tiêm phòng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật