Ranistada 50mg và một số thông tin cơ bản bạn nên biết

Ranistada 50mg được chỉ định trong những trường hợp như loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison... Dưới đây là một số thông tin về thuốc bạn có thể tham khảo.

Ranistada 50mg và một số thông tin cơ bản

1. Thành Phần

Ranitidine: 50mg

Quy Cách: Hộp 5 ống x 2ml

Ranistada 50mg và một số thông tin cơ bản

Ranistada 50mg và một số thông tin cơ bản

2. Chỉ định

- Loét tá tràng loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản hội chứng Zollinger - Ellison.

- Ranitidin còn được dùng trong các trường hợp cần giảm sự tiết dịch vị và acid tiết ra như: dự phòng xuất huyết dạ dày-ruộtvì loét do bị stress ở bệnh nhân bệnh nặngdự phòng xuất huyết tái phát ở bệnh nhân đã bị loét dạ dày-tá tràng có xuất huyết và dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở bệnh nhân có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson), đặc biệt ở bênh nhân sản vào lúc sinh nở Bệnh nhân ghép thận

- Ngoài ra Ranitidin còn dùng để điều trị triệu chứng khó tiêu

3. Liều dùng và cách sử dụng

Người lớn

- Tiêm bắp 50 mg mỗi 6 - 8 giờ;

- Có thể tiêm tĩnh mạch chậm (trên 2 phút) 50 mg sau khi pha loãng thành 20 ml, mỗi 6 - 8 giờ;

- Hay truyền tĩnh mạch không liên tục với liều 25 mg/giờ, có thể lặp lại sau 6 - 8 giờ.

- Dự phòng xuất huyết bởi loét do stress ở bệnh nhân mắc bệnh trầm trọng hay dự phòng xuất huyết tái phát ở bệnh nhân chảy máu từ sự loét dạ dày: tiêm tĩnh mạch chậm với liều 50 mg, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục với liều 125 - 250 microgram/kg/giờ. Sau đó uống ranitidin 150 mg x 2 lần/ngày khi bệnh nhân bắt đầu ăn được.

- Đối với bệnh nhân được xem như có nguy cơ hít acid trong hội chứng hồi lưu: tiêm bắp 50 mg hay tiêm tĩnh mạch chậm 45 - 60 phút trước khi gây mê toàn thân.

Trẻ em: liều dùng chưa được xác định.

Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng và cách sử dụng

4. Chống chỉ định

- Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc

- Không nên dùng thuốcphụ nữ có thai và cho con bú, trừ khi thật cần thiết.

5. Tác dụng ngoại ý

Tác dụng phụ có thể gặp như nhức đầu chóng mặt Hiếm gặp phản ứng quá mẫn (mày đay phù mạch thần kinh, co thắt phế quản).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật