Tác dụng phụ của fluocinolon bạn đã biết chưa!

Cũng như các biệt dược chứa corticosteroid khác, fluocinolon làm giảm khả năng chống đỡ của cơ thể (trước hết là khả năng chống đỡ của da). Hãy cùng tìm hiểu các tác dụng phụ của fluocinolon qua bài viết dưới đây.

Tác dụng phụ của fluocinolon

Công dụng của thuốc fluocinolon có tác dụng chống viêm chống dị ứng đồng thời còn ức chế gián phân trong sự phân chia tế bào chống được các u sần và vẩy nến nên được dùng trong điều trị nhiều bệnh: viêm da bã nhờn (đặc biệt vùng da đầu) viêm da thần kinh viêm da dị ứng (do mỹ phẩm thuốc hóa chất hoặc các tác nhân kích thích khác) viêm tai ngoài nám da do nắng, bệnh ngứa sần, vẩy nến,...

Dạng gel có các chất dẫn làm cho hoạt chất dễ hấp thu rất tiện lợi khi dùng ở vùng da có lông tóc mọc dày mà dạng mỡ dung nạp không tốt bằng. Cũng như các biệt dược chứa corticosteroid khác, fluocinolon làm giảm khả năng chống đỡ của cơ thể (trước hết là khả năng chống đỡ của da).

Không được tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng fluocinolon

Không được tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng fluocinolon

Vì thế không được dùng fluocinolon trong các bệnh da nhiễm virut nhiễm khuẩn nhiễm nấm đặc biệt là trong lao ung thư da, giang mai. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc fluocinolon dưới dạng các tên biệt dược như: flucinar, flucort, synalar, flucin... Dạng thuốc mỡ hay gel chứa 0,025% fluocinolon acetonid - một corticosteroid tổng hợp, trong phân tử có chứa hai nguyên tử fluor rất mạnh và rất độc.

Tuyến bã nhờn có chức năng cung cấp chất nhờn cho da. Do một nguyên nhân nào đó chúng bị tắc. Lúc đó chất nhờn và mủ sẽ ứ lại phía dưới chỗ bị tắc. Nếu nhẹ thì chỉ có nhân đen và mụn li ti. Nếu nặng hơn thì các chỗ này chứa đầy chất bã nhờn và mủ, biến thành nang. Một thời gian sau các nang có thể lành miệng nhưng để lại sẹo xấu.

flucinar

Flucinar

Hiện tượng này gọi là mụn trứng cá (acne vulgaris) cần phải dùng thuốc trị mụn (dùng thuốc kháng khuẩn và chống tiết bã nhờn). Một số người không biết, tưởng là bị dị ứng nên tự ý dùng fluocinolon để chữa. Khi bôi fluocinolon lên da thì corticosteroid có trong thuốc sẽ làm giảm sức chống đỡ của da, làm da bị nhiễm khuẩn nặng thêm.

Nếu tự ý dùng kéo dài sẽ bị teo da, các miệng tiết bã nhờn bị co lại bít kín tuyến bã, khiến bã nhờn đùn lại ở mặt da thành mụn lấm tấm, nặng hơn nữa là bị sạm đen. Nhiều chế phẩm có chứa corticosteroid không có chỉ định điều trị mụn trứng cá Độ độc của fluocinolon còn cao hơn độ độc của dexamethason (trong một số biệt dược) nên càng không được dùng.

Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cũng do độc, fluocinolon khi sử dụng sẽ được các bác sĩ rất cân nhắc rồi mới kê đơn, thuốc chỉ được dùng ngoài chứ không dùng uống hay tiêm như các corticosteroid khác. Nhưng trong trường hợp phải sử dụng dài ngày hoặc trên diện rộng, fluocinolon thấm qua da gây độc (suy thận), giống như tiêm hay uống các corticoid khác.

Vì vậy chỉ được bôi lên da một diện tích vừa phải (đủ để chữa bệnh), bôi thành lớp mỏng, mỗi ngày 2 - 3 lần, không kéo dài quá 3 tuần. Ở những người béo, cần thận trọng khi bôi lên nếp gấp của da, vì sau một vài lần bôi có thể bị biến đổi da rạn da teo da. Đặc biệt thuốc không dùng cho trẻ đang bú, phải cân nhắc khi dùng cho người có thai. Do vậy, khi sử dụng phải theo đơn của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ.      

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật